Cập nhật giá bán lợn hơi (heo) sống Thái Lan tại Việt Nam

Cập nhật giá bán lợn hơi (heo) sống Thái Lan tại Việt Nam
Cập nhật giá bán lợn hơi (heo) sống Thái Lan tại Việt Nam; nguồn ảnh: internet.

Thông tin so sánh - Cập nhật giá bán lợn hơi (heo) sống Thái Lan:

Cập nhật giá bán lợn hơi (heo) sống Thái Lan tại Việt Nam, có thông tin so sánh nhanh như sau:

  • Giá thành nhâp khẩu lợn (heo) sống Thai Lan về Việt Nam, tạm tính (có thuế hải quan) khoảng: 93.470 đ/kg.
  • Giá thành nhâp khẩu lợn (heo) sống Thai Lan về Việt Nam (sau điều chỉnh tăng giá gốc 8.000 đ/kg; và miễn thuế hải quan Việt Nam), khoảng: 87.700 đ/kg.
  • Giá heo hơi nội địa (thương lái tự do, thu mua heo của người dân), khoảng: 84.000 – 88.000 đ/kg.
  • Giá heo hơi tại huyện Hoài Ân (Bình Định), từ: 76.000 – 84.000 đ/kg.
  • Giá heo hơi nội địa, do các công ty chăn nuôi bán cho các thương lái (khách hàng truyền thống), khoảng: 75.000 đ – 78.000 đ/kg.

Đặc điểm kinh doanh - Cập nhật giá bán lợn hơi (heo) sống Thái Lan:

  • Đặc điểm chu kỳ kinh doanh: đột xuất; thời điểm ngừng kinh doanh: được thông báo trước 1 tháng. Nhập khẩu chính ngạch.
  • Giá lợn (heo) hơi tại Thái Lan khoảng: 57.000 đ/kg.
  • Thuế suất thịt lợn (heo) tươi sống, ướp lạnh nhập khẩu vào Việt Nam; dự kiến tham khảo khoảng 25%.
  • Cự ly vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam khoảng: 900 km.
  • Dự phòng phí phụ thu để được vận chuyển heo quá cảnh Campuchia hoặc Lào trong mùa dịch bệnh; dự kiến tham khảo khoảng: 20.000đ/100kg.
  • Dự phòng Thuế hải quan quá cảnh (tạm nhập tái suất) qua Campuchia hoặc Lào, dự kiến tham khảo khoảng: 50 % thuế quan Việt Nam.
  • Lợi nhuận (kỳ vọng) trước thuế TNDN: 8 %.
  • Giá bán heo hơi = giá thành + lợi nhuận trước thuế.

Cập nhật bổ sung từ thực tế

Nguồn tin 29/6/2020: “Theo báo cáo của các địa phương, từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh Dịch tả lợn châu Phi phát sinh tại 773 xã (bao gồm 25 xã phát sinh ổ bệnh, 228 xã tái phát bệnh và 520 xã có dịch xảy ra từ cuối năm 2019 và kéo dài sang năm 2020) tại 217 huyện thuộc 45 tỉnh, thành phố, buộc tiêu hủy 34.000 con lợn.”

Như vậy, lượng heo sống Thái Lan nhập về Việt Nam, có giá thành tăng cao so với dự kiến ban đầu. Việc nhập khẩu chỉ nhỏ giọt; vẫn không bù lại được số lượng heo bị tiêu huỷ trong nước.

Tham khảo: 6 tháng đầu năm, tiêu huỷ 34.000 con lợn (heo), tại đây.

Cập nhật bổ sung từ thực tế

  • Nguồn tin: “PV Lao Động trưa 13.6.2020, ông Phạm Trần Sum – Giám đốc Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức (Hà Nội) – một trong những doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống từ Thái Lan về Việt Nam”, cho biết:
  • Giá lợn hơi tại Thái Lan đã tăng thêm 8.000 đồng/kg, đẩy giá lợn vượt mức 60.000 đồng/kg.
  • Thuế tạm nhập tái xuất, chi phí bến bãi, kiểm dịch, tắm… (tại Lào) cũng tăng thêm khoảng 800.000 đồng/con.
  • Hao hụt do vận chuyển xa từ Thái Lan về đến Việt Nam mất 7-8kg/con; rủi ro chết khoảng 0,5%; phí kiểm dịch phía Việt Nam khoảng 700.000 đồng; chi phí vận tải 250.000 đồng/con…

Cập nhật bổ sung từ thực tế

Hiện nay, tính đến ngày 30/6/2020; việc vận chuyển heo (lợn) sống từ Thái Lan về Việt Nam; chỉ được phép quá cảnh qua Lào. Còn Campuchia, vẫn đang thực hiện lệnh cấm vận chuyển heo (lợn) sống từ Thái Lan về Việt Nam.

Bảng ước tính giá thành - Cập nhật giá bán lợn hơi (heo) sống Thái Lan:

Giá mua, thuế, phí, vận chuyển quá cảnh dự kiến:

Giá lợn (heo) hơi tại Thái Lan khoảng:

57.000 đ/kg.

Thuế suất thịt lợn (heo) tươi sống, ướp lạnh nhập khẩu vào Việt Nam là 25%, tiền thuế khoảng:

 

14.250 đ/kg

Vé vận chuyển mỗi hành khách lợn (heo) khoảng: 250.000 đ/100kg; đơn giá V/c là:

 

2.500 đ/kg

Phí phụ thu để được vận chuyển heo quá cảnh Campuchia hoặc Lào trong mùa dịch bệnh (kiểm dịch, tắm rửa); dự kiến khoảng 100.000đ/100kg, đơn giá là:

 

1.000đ/kg

Thuế hải quan quá cảnh (tạm nhập tái suất) qua Campuchia hoặc Lào, dự kiến bằng 50 % thuế quan Việt Nam:

 

7.000 đ.

Chi phí nuôi dưỡng cách ly:

Chi phí thuê mặt bằng, xây dựng chuồng trại cách ly, dỡ bỏ chuồng trại; khấu hao chuồng trại, dự kiến: 20.000 đ/100kg; đơn giá khoảng:

200 đ/kg

Kiểm dịch bệnh thực tế tại Việt Nam 700.000 đ/con; đơn giá là:

7.000 đ/kg

Chí phí hao hụt thực tế bình quân do vận chuyển từ Thái Lan về Việt Nam khoảng 6kg/100kg; tạm tính theo đơn giá gốc 57.000 đ/kg là:

3.420 đ/kg

Chi phí nuôi cách ly 5 ngày (thức ăn, điện nước) khoảng 50.000 đ/100kg, đơn giá khoảng:

500đ/kg

Chi phí quản lý doanh nghiệp, chi phí nhân công, lãi vay; chi phí khác, (do bán heo hơi, nên chi phí bán hàng là không đáng kể); khoảng:

500 đ/kg

Chi phí tuyển dụng, sa thải, tái bố trí lao động thời vụ, dự kiến khoảng 10.000 đ/100kg; đơn giá khoảng:

100 đ/kg.

Cộng giá thành tham khảo:

93.470 đ/kg

Giá bán heo hơi & lợi nhuận kỳ vọng

Lợi nhuận (kỳ vọng) trước thuế TNDN 8 %:

7.478 đ/kg

Cộng giá bán heo hơi:

100.948 đ/kg

Lợi nhuận sau thuế TNDN:

5.982 đ/kg

Ghi chú:

  • Cấu thành giá bán nêu trên là cho lợn (heo) thịt; riêng lợn giống, thì giá có thể cao hơn.
  • Yếu tố tỷ giá tiền tệ, được giả định là không tăng giảm.
  • Giả định, mỗi con lợn có trọng lượng bình quân 100kg.
  • Cấu thành giá heo (lợn hơi) Thái Lan nêu trên vẫn tính theo đơn giá cũ (57.000đ/kg); chưa tính theo gía mới tăng thêm khoảng 8.000đ/kg.
  • Giả định heo bị chết, bị thiêu huỷ là: 0 %.
  • Giả định, không phát sinh chi phí hàng hoá bị trả lại do kiểm dịch, hoặc lý do khác.

Phương án điều chỉnh giá thành

CÁC YẾU TỐ ĐIỀU CHỈNH:

– Giá tăng thêm 8.000 đ/kg tại Thái Lan; đơn giá mới là: 65.000 đ/kg.

– Hao hụt 6 kg theo giá tăng thêm 8.000 đ/kg

– Miễn thuế nhập khẩu vào Việt Nam; thuế quan nhập khẩu Việt Nam là: 0 đ/kg.

ĐIỀU CHỈNH:

Giá thành toàn bộ ở bảng trên:

93.470 đ/kg.

Giá mua tăng thêm:

8.000 đ/kg.

Hao hụt 6 kg theo giá tăng thêm 8.000 đ/kg

480 đ/kg

Miễn thuế nhập khẩu Việt Nam:

– 14.250 đ.

Giá thành toàn bộ sau điều chỉnh:

87.700 đ/kg.

Lợi nhuận (kỳ vọng) trước thuế TNDN 8 %:

7.016 đ/kg

Cộng giá bán heo hơi:

94.716 đ/kg

Lợi nhuận sau thuế TNDN:

5.613 đ/kg

Ghi chú:

Giá thành điều chỉnh nêu trên, chưa tính yếu tố chất lượng thịt giảm, bộ lòng giảm phẩm chất.

Cập nhật giá bán lợn hơi (heo) sống Thái Lan tại Việt Nam
Cập nhật giá bán lợn hơi (heo) sống Thái Lan tại Việt Nam; nguồn ảnh: internet.

Các yếu tố tham khảo cần lưu ý

Lựa chọn phương thức vận chuyển

Nhập khẩu lợn (heo) sống từ Thái Lan, có thể chỉ là tình huống đối phó tạm thời về mặt tâm lý. Còn đi sâu vào thực tế, thì chưa thuyết phục lắm. Khi nói hàng Thái Lan giá rẻ, thường so sánh từ giá hàng nhập lậu; như đường (mía đường) nhập lậu, lợn nhập lậu. Vì hàng nhập lậu trốn được thuế nên giá rẻ hơn sản phẩm trong nước. Còn nếu nhập khẩu chính ngạch bằng đường hàng không thì giá vận chuyển rất cao; bằng đường biển, thì không đảm bảo an toàn sức khoẻ cho lợn (heo) sống; vậy chỉ còn đường bộ. nhưng nếu vận chuyển đường bộ, thì có nguy cơ phải chịu mức thuế quan 2 lần (thuế quan Việt Nam, và thuế quan quá cảnh Campuchia hoặc Lào). 

Tham khảo: phí vận chuyển, hao hụt vận chuyển, phí kiểm dịch quá cảnh, phí kiểm dịch trong nước…; tại đây.

Thuế quan:

Nếu vận chuyển đường bộ, thì có nguy cơ phải chịu mức thuế quan 2 lần (thuế quan Việt Nam, và thuế quan quá cảnh Campuchia hoặc Lào). theo báo https://vietnambiz.vn/, ngày 10/03/2020, thi: “Thịt heo nhập khẩu từ các nước vào Việt Nam đang chịu thuế ưu đãi tối huệ quốc (MFN) với thịt đông lạnh là 10%, với thịt tươi và ướp lạnh là 25%. Đối với các nước đã có hiệp định thương mại tự do với Việt Nam…mức thuế trong khoảng 3% – 21%”.

Tham khảo: thuế nhập khẩu lợn (heo) vào Viêt Nam, tại đây.

Tầm nhìn ngắn hạn, có đồng loã với hiện tượng nhập heo lậu vào Việt Nam?

Trong ngắn hạn, con đường nhập lậu lợn (heo) Thái Lan; có thể kéo giảm giá lợn hơi trong nước được bao nhiêu, thì chưa rõ ràng. Nhưng cách cho nhập heo lậu, sẽ gây thất thu thuế (phí) cho ngân sách nhà nước; Trốn thuế kiểm dịch và chi phí nuôi nhốt cách ly theo quy định hiện hành; Điều đó, có thể tạo tiền lệ làm tha hoá bộ máy nhà nước; và nguy cơ lây nhiễm dịch bệnh ra địa phương là rất cao.

Tham khảo: Công văn hoả tốc, ngày 13/6/2020; để ngăn lợn (heo) nhập lậu từ biên giới Lào và Campuchia, tại đây.

Tham khảo: giá heo hơi (lợn) sống, ở huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định, tại đây.

Phí

Theo báo https://ndh.vn, ngày 24/5/2020 cho biết: “Campuchia cũng sẽ không cho phép hoạt động quá cảnh đối với bất kỳ con lợn sống nhập khẩu nào từ Thái Lan về Việt Nam”. Vì vậy, muốn đưa lợn (heo) sống từ Thái Lan về Việt Nam theo đường xuyên Á, thì phải đạt được một thoả thuận với chính phủ Campuchia; nên một khoản phí phụ thu nữa để dỡ bỏ lệnh cấm của Campuchia sẽ khó tránh khỏi.

Vì các lẽ trên, mà dự báo rằng: lợn (heo) sống từ Thái Lan nhập về Việt Nam theo đường chính ngạch sẽ không còn rẻ nữa.

Tham khảo: Thông tin Campuchia không cho phép hoạt động quá cảnh đối với lợn (heo) sống từ Thái Lan Về Việt Nam, tại đây.

Dịch bệnh

Về quy định phòng dịch bệnh “tả lợn Châu Phi” trước đây; lợn (heo) sống nhập về phải cách ly từ 30 – 45 ngày. Nếu không cách ly đủ 30 ngày, thì nguy cơ lây nhiễm bệnh tả lợn Châu Phi ra ngoài địa phương là rất cao.

Hiện nay, đang có ý tưởng lợn thịt có thể rút ngắn thời gian cách ly là 05 ngày; lợn giống có thể rút ngắn thời gian cách ly là 14 ngày (giống như áp dụng cách ly Covid-19; chứ không phải là tả lợn Châu Phi).

Tham khảo: Công văn hoả tốc, ngày 13/6/2020; để ngăn lợn (heo) nhập lậu từ biên giới Lào và Campuchia, tại đây.

Đánh giá sơ bộ chương trình lợn thịt nhập khẩu từ Thái Lan.

  • Chỉ mới có một lượng heo nhập lậu từ Thái Lan về Việt Nam; mà giá heo hơi tại Thái Lan đã rục rịch tăng thêm khoảng 8.000 đ/kg. Đó là một chỉ dấu cho thấy nguồn cung đàn heo của Thái Lan; sẽ bị thu hẹp nhanh chóng.
  • Bảng ước tính giá thành toàn bộ nêu trên, dù chỉ là kết quả tạm tính; nhưng nó đã cho thấy một xu hướng; là: Chương trình nhập khẩu chính ngạch lợn hơi (heo) sống từ Thái Lan về Việt Nam; đang có dấu hiệu giằng co, giữa lời hoặc lỗ; chỉ cách nhau trong gang tấc.
  • Vậy, người chăn nuôi Việt Nam cũng giỏi giang đấy chứ, nhưng tại sao phải lôi kéo Thái Lan vào để so sánh nhỉ?
  • Vấn đề còn lại là, làm sao dẹp được; cái loạn té nước theo mưa để trục lợi: đó là nạn buôn lậu heo hơi từ Thái Lan, Lào, Campuchia về Việt Nam; thì người, nhà chăn nuôi lợn (heo) nội địa mới an tâm được phần nào.
  • Tham khảo: “heo lậu thực tế từ Thái Lan đã ồ ạt về Việt Nam”; nhập lậu vào Việt Nam, tại đây.

Cập nhật rủi ro thực tế từ việc nhập khẩu heo hơi (lợn) sống từ Thái Lan:

Rủi ro về kiến thức và kinh nghiệm:

“Là một trong những “lái buôn” nhập lợn sống đầu tiên về Việt Nam, ông K., Giám đốc một doanh nghiệp tại Nghệ An cho hay, vì là lần đầu tiên Việt Nam cho phép nhập khẩu lợn sống nên cả cơ quan quản lý lẫn doanh nghiệp đều không khỏi lúng túng.

Do vậy, từ khi có chủ trương đến khi chính sách được ban hành, giá lợn đã biến đổi liên tục. Trong khi giá thịt lợn trong nước “nguội” dần thì phía Thái Lan lại đẩy giá xuất chuồng tăng cao. Nhưng điều khiến nhiều thương nhân quyết định bỏ “cuộc chơi” chính là thủ tục, điều kiện nhập khẩu khá ngặt nghèo, đặc biệt là yêu cầu phải có khu cách ly.

“Người có khu cách ly từ trại nuôi sẵn có thì không có vốn và kiến thức để lo thủ tục ở các chặng di chuyển từ Thái Lan qua Lào, từ Lào về Việt Nam và ngược lại. Còn người có vốn lại phải xây khu cách ly mất thời gian, tốn thêm hàng tỷ đồng… Cứ như vậy chỉ còn vài người dám ở lại, xoay đủ hướng để đạt yêu cầu nhưng quá trình vận hành cũng vô cùng chông gai”, ông K. cho hay”.

Bấm xem Nguồn trích dẫn tại đây: “Bi hài thương nhân lỗ tiền tỷ nhập lợn sống từ Thái Lan”; của vietnamnet.vn, đăng lúc: 10/10/2020    09:52 GMT+7

Thua lỗ vì không ước tính được giá thành & biến động giá

“Ông K. nhẩm tính, chi phí để nhập khẩu một xe lợn (160 – 180 con) từ Thái Lan về Việt Nam; lên đến cả trăm triệu đồng gồm: Chi phí vận chuyển (khoảng 40 triệu đồng/xe); chi phí phiên dịch, lùa lợn mỗi chặng sang xe (khoảng 10 triệu đồng/xe); chi phí kiểm dịch, xét nghiệm (khoảng 20 triệu/lần, tối đa 500 con và nếu thấp hơn cũng phải chịu chi phí đó).

Nhưng chi phí làm doanh nghiệp đau đầu nhất là khoản hao hụt mỗi lần lên, xuống xe và quá trình cách ly. Đặc biệt là sự biến động hàng ngày của giá cả trong khi thời hạn cách ly tối thiểu phải 5 ngày. Chi phí này doanh nghiệp gần như không tính trước nổi”.

Lỗ nặng vì giá giảm

“Đành rằng giá thịt lợn trong nước cao thì nhập khẩu lợn sống để giúp hạ nhiệt, song có khi về đến cửa khẩu giá đã rớt và sau đó phải chịu mất thêm 5 ngày rớt giá nữa (5 ngày cách ly).

Tính ra, mất đến 10 giá (10 nghìn đồng/kg) thì doanh nghiệp gánh lỗ khoảng 600 triệu đồng/500 con lợn”, ông K. chia sẻ và tổng kết: “Chúng tôi đã nhập khẩu 10 chuyến hàng thì 1 chuyến có lãi, 4 chuyến hòa vốn do trời nắng, 5 chuyến lỗ đều rơi vào tình trạng giá đang cao, về đến Việt Nam bị giảm mạnh.

Ước tính đến nay doanh nghiệp lỗ khoảng 2 tỷ đồng. Thị trường lên xuống, người kinh doanh lúc lỗ lúc lãi là điều phải chấp nhận, nhưng với các doanh nghiệp nhập khẩu lợn sống như chúng tôi, phần lỗ chủ yếu do những rủi ro mà chúng tôi không kiểm soát nổi”.

Bấm xem Nguồn trích dẫn tại đây: “Bi hài thương nhân lỗ tiền tỷ nhập lợn sống từ Thái Lan”; của vietnamnet.vn, đăng lúc: 10/10/2020    09:52 GMT+7

Thua lỗ vì bị tiêu huỷ do nhập khẩu lợn (heo) Thái Lan nhiễm bệnh tả lợn Châu Phi.

980 con lợn nhập khẩu từ Thái Lan bị nhiễm bệnh tả lợn châu Phi nên phải tiêu hủy. Doanh nghiệp nhập khẩu lợn bệnh bị xử phạt 100 triệu đồng.

Ngày 22/5, Thú ý vùng 3 phối hợp với một số đơn vị tại Quảng Trị đã hoàn thành việc tiêu hủy số lợn trên. Việc tiêu hủy bắt đầu từ sáng 21/5, kéo dài hơn một ngày do số lượng quá lớn.

Nhà chức trách xử phạt đơn vị nhập khẩu là Công ty TNHH MTV Senat (xã Thanh Ninh, huyện Phú Bình, tỉnh Thái Nguyên) 100 triệu đồng vì nhập khẩu lợn mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm.

Trước đó ngày 19/5, công ty này làm thủ tục nhập khẩu 980 con lợn, trị giá hơn 6,2 tỷ đồng, qua Cửa khẩu quốc tế Lao Bảo, huyện Hướng Hóa. Lợn được đưa về cách ly tại một trang trại ở xã Cam Thành, huyện Cam Lộ”.

Bấm xem toàn bộ nguồn trích dẫn tại đây: “Tiêu hủy gần 1.000 con lợn nhập khẩu”, bài báo của vnexpress.net; đăng lúc Thứ bảy, 22/5/2021, 17:42 (GMT+7)

Dù miễn thuế giá thành lợn hơi Thái Lan về Việt Nam vẫn cao
Gần 1.000 con lợn bị tiêu huỷ do nhiễm bệnh dịch tả lợn châu Phi. nguồn anh: Quang Hà (vnexpress.net).

Tham khảo - Cập nhật giá bán lợn hơi (heo) sống Thái Lan tại Việt Nam

Tham khảo:

Hits: 4

Posted in Kinh tế, kinh doanh và đầu tư, Thực phẩm tươi sống and tagged , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *