Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19 – Việt Nam

Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19
Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19 - Trên đỉnh núi Cô Tiên; Nguồn ảnh: Luoitraivesau.

Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19 - Bố cục nội dung:

Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19 ở Việt Nam; sẽ góp phần làm thay đổi căn bản đường lối phòng chống dịch covid-19 (hoặc tốt hơn).

Mục tiêu xuyên suốt của chiến lược 4T là:

– Làm cho hàng hoá lưu thông, thông suốt; như trước đại dịch covid-19 (hoặc tốt hơn).

– Tự do đi lại, tự do tham gia giao thông trở lại; như trước đại dịch covid-19 (hoặc tốt hơn).

Nội dung chính của chiến lược 4T:

– Tiêu chí định hướng phục hồi sản xuất kinh doanh.

– Tiêu chí định hướng sinh hoạt xã hội và cộng đồng.

– Tiêu chí định hướng dịch vụ y tế cố định và di động.

– Tiêu chí định hướng công khai và minh bạch về chính sách.

Ngày đăng bài: 21h54′, ngày 03-Oct-2021. Ngày cập nhật bài mới nhất: 19h05′, ngày 15-Oct-2021.

Thể loại: sáng tạo, mạnh mẽ, tiến bộ.

Bản quyền của tác giả: Touted24, nhà nghiên cứu khoa học quản trị kinh doanh.

Một cảnh xếp hàng kiểm soát phiếu đi chợ (bách hoá), ngày 13-Aug-2021 - Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19 – Việt Nam. Nguồn ảnh: Luoitraivesau.

Bài học đúc kết từ thực tiễn của Touted24, về phòng chống dịch covid-19, trên thế giới:

– Hầu hết các nước đều dựa vào hệ thống siêu thị, bách hoá; để cung cấp hàng hoá thực phẩm thiết yếu cho người dân; ngoài ra còn dùng phiếu đi chợ để giãn cách và truy vết F0, F1. F2.

Trong khi siêu thị, bách hoá; là môi trường lý tưởng để các dòng virus cúm lưu trú.

– Chưa tích cực cơ giới hoá việc lấy mẫu xét nghiệm covid-19, để tăng năng suất lao động; rút ngắn chiến dịch, giảm chi phí.

– Một số nước vẫn duy trì cách ly y tế tập trung, khi biến chủng Delta covid-19 đã xuất hiện; và lây lan theo đường không khí.

Ảnh chụp màn hình video bên trong một khu cách ly tập trung. Nguồn ảnh: video phát trực tiếp ngày 3/9/2021 của Nguyên Thuỷ trên mạng xã hội Facebook.

A- Tiêu chí định hướng phục hồi sản xuất kinh doanh.

Chào các bạn!

Hôm nay, Touted24 trình bày với các bạn: Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19 ở Việt Nam. Đây là tiêu chí đầu tiên, là trụ cột của chiến lược 4T:

Tiêu chí phục hồi sản xuất kinh doanh, là định hướng chủ đạo; là xương sống của chiến lược sống chung với đại dịch covid-19.

Bởi vì doanh nghiệp khoẻ mạnh, thì nền kinh tế mới khoẻ mạnh; từ đó mới đảm bảo nguồn lực để sống chung với đại dịch covid-19.

Mà muốn doanh nghiệp khoẻ mạnh, thì trước tiên phải chăm lo sức khoẻ cho công nhân; và lực lượng lao động.

1- Chuyển hướng chiến lược: ưu tiên tiêm vắc xin phòng bệnh covid-19, cho người lao động.

Chuyển hướng chiến lược: ưu tiên tiêm vắc xin phòng bệnh covid-19, cho người lao động; ở mọi ngành nghề mọi lứa tuổi, trên phạm vi toàn quốc.

Trong đó, chú trọng ưu tiên cho công nhân tại các nhà máy, các khu lao động; và các khu công nghiệp có mật độ tập trung nhân công cao.

lướt sóng cổ phiếu trên thị trường CK:
Tập đoàn Hoa Sen (HSG), một doanh nghiệp thực hiện SXKD 3 tại chỗ sớm nhất; là đơn vị đạt hiệu quả kinh doanh tốt nhất trong ngành thép Việt Nam. Ước tính đến ngày 31-Aug-2021, Luỹ kế lợi nhuận sau thuế (11 tháng niên độ TC 2020 – 2021), là: 3.994 tỷ VND (tăng 266 % so với cùng kỳ). EPS: 8.094,00 đ/cp. Nguồn ảnh: HSG

2- Các doanh nghiệp đã thực hiện SXKD 3 tại chỗ, tiếp tục trở thành trụ cột, dẫn dắt nền kinh tế:

Các doanh nghiệp đã thực hiện SXKD 3 tại chỗ trước đây, nay cần chú ý tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng covid-19; cho công nhân (đạt tỷ lệ 100 %).

Sau đó, doanh nghiệp có thể cho công nhân lao động (đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng covid-19); trở về nhà sinh hoạt bình thường. Từ đây, chấm dứt giai đoạn SXKD 3 tại chỗ.

Mốc thời điểm này, sẽ giúp cho chi phí quản lý doanh nghiệp giảm bớt, và lợi nhuận của doanh nghiệp tăng thêm.

Doanh nghiệp tự chủ kiểm soát dịch bệnh covid-19, ở hiện tại và trong tương lai:

Doanh nghiệp tiến tới tự chủ trong kiểm soát dịch bệnh covid-19: được quyền cấp phép cho công nhân; nhân viên tham gia giao thông.

Tự chủ động nguồn kinh phí, để tái tục tiêm phòng vắc xin covid-19 theo chu kỳ hàng năm; thông qua các hợp đồng đặt hàng y tế (từ nguồn cung cấp vắc xin, cho đến dịch vụ tiêm phòng).

Tập hợp các doanh nghiệp này, sẽ làm trụ cột cho nền kinh tế.

Khi có thuốc đặc trị covid-19, được sản xuất đại trà; được phép lưu hành kinh doanh thương mại phổ biến; thì doanh nghiệp sẽ chuyển đại dịch covid-19 sang trạng thái bình thường như trước đại dịch.

Khi đó, bệnh nhân covid-19 sẽ được điều trị; như một bệnh cúm thông thường.

3- Các doanh nghiệp yếu thế (do đặc điểm ngành kinh doanh).

Các doanh nghiệp yếu thế (do đặc điểm ngành kinh doanh), đã ngừng SXKD trong đợt dịch thứ 4 vừa qua; do mật độ tập trung nhân công quá cao.

Nay, cần nhanh chóng triển khai ngay chính sách thu hút người lao động.

Đồng thời, có những bước đi tiếp theo như các doanh nghiệp SXKD 3 tại chỗ; tiến tới tạo động lực phát triển mạnh mẽ cho nền kinh tế.

4- Các doanh nghiệp nhỏ và yếu - Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19:

Các doanh nghiệp nhỏ và yếu, nay cần nhanh chóng triển khai ngay chính sách thu hút người lao động; và dựa vào sự hỗ trợ từ chính sách chung để phát triển.

Touted24
4T strategy to live with the covid-19 pandemic – Vietnam - Tác giả Touted24 là một CFO chuyên nghiệp, nhà nghiên cứu khoa học Quản trị kinh doanh; hơn 14 năm là cổ đông trên thị trường chứng khoán VN.

B- Tiêu chí định hướng sinh hoạt xã hội và cộng đồng.

Mục đích - Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19:

Định hướng tập quán, thói quen của người dân trong sinh hoạt; hướng tới việc phòng chống dịch, thích ứng với đại dịch covid-19.

Việt Nam nên bỏ thông điệp 5K, vì nó có những nhược điểm như:

Thứ nhất:

Hướng dẫn khoảng cách 2 mét, có từ thời cựu phó Tổng thống Mỹ Mike Pence; không còn phù hợp để đối phó với biến thể delta covid-19, lây qua đường không khí.

Quan sát từ thực tiễn, Touted24 thấy có khu dân cư; họ đăng rào chắn tự quản, rồi đặt ghế ngồi cách nhau từ 1,5 – 2 m, để tụm 5 tụm 3 hóng mát nói chuyện; mà không có ai đeo khẩu trang cả.

Ở điểm quan sát này, thì thấy nhân viên y tế thường xuyên đến khu này lấy mẫu test rất nhiều lần.

Thứ hai:

Thông điệp 5K, làm cho việc hướng dẫn, tuyên truyền không còn đi vào thực chất của vấn đề; nhất là đối với sinh hoạt tại khu dân cư.

Lúc nào cũng nghe báo đài nói về 5K, còn 5K như thế nào thị họ rất ít nói.

Như vậy, họ thường dùng từ 5K để nói cho nhanh gọn, đỡ nhọc nhằn, ít tốn công sức; để khỏi phải hướng dẫn 5K là như thế nào…vv.

Bởi vì, việc trình bày 5K là như thế nào? Là cả một vấn đề đòi hỏi rất chi tiết, cặn kẽ và công phu; nên cần có quỹ thời gian tương xứng, và cách thức hướng dẫn phù hợp; thì người dân họ mới nghe theo.

Vì vậy, hãy nói cụ thể khẩu trang, tụ tập, khử khuẩn, …vv; là như thế nào? Và nên không dùng từ 5K để trình bày với dân chúng nữa.

Tập đoàn Hoa Sen (HSG) dịch chuyển cơ cấu SXKD sang dịch vụ mềm:
Tập đoàn Hoa sen (HSG) hỗ trợ sinh viên trong mùa dịch bệnh covid-19; ngài ra còn hỗ trợ trang thiết bị y tế chuyên dùng cho các bệnh viện, hơn 100 tấn thực phẩm thiết yếu...vv. Nguồn ảnh: HSG

1- Khẩu trang - trong chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19:

Trong môi trường bình thường: đeo khẩu trang bắt buộc khi có tiếp xúc gần trong phạm vi 5 mét để phòng ngừa.

Trong môi trường dịch bệnh: đeo khẩu trang bắt buộc khi tham gia giao thông; tại nơi làm việc hoặc sinh hoạt trong cộng đồng, xã hội.

Vì, virus delta covid-19 lây qua đường không khí; nên không được phép quy định cự ly an toàn.

Ưu tiên giãn cách mật độ tối ưu, để khẩu trang có tác dụng bảo vệ:

Chúng ta, cần ý thức rằng: trong môi trường dịch bệnh, mật độ tập trung con người càng cao (trong không gian hẹp), thì mật độ virus Corona cũng tăng lên; tạo áp lực xuyên qua sự bảo vệ của khẩu trang.

Do đó, nguy cơ nhiễm bệnh càng cao (dù vẫn đeo khẩu trang). Điều này có nghĩa là, ưu tiên giãn cách mật độ tối ưu; thì việc đeo khẩu trang mới có tác dụng bảo vệ chủ nhân của nó.

Việc đeo khẩu trang bắt buộc nêu trên, đều áp dụng cho cả những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng covid-19.

Trong những ngày dịch bệnh covid-19, tác giả Touted24 đeo khẩu trang ngiêm ngặt khi tham gia giao thông. Nguồn ảnh: Luoitraivesau.

2- Khử khuẩn - Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19:

Mỗi cá nhân, gia đình, cơ quan, địa điểm SXKD phải đảm bảo giữ gìn vệ sinh chung.

Tại nhà, địa điểm sinh hoạt và làm việc phải có dung dịch sát khuẩn nhanh (tương đương như: gel rửa tay khô); đủ dùng cho nhu cầu vệ sinh cá nhân.

Kinh nghiệm, của chính Touted24 trong phòng chống dịch covid-19; là mỗi lần đi siêu thị, bách hoá; khi về nhà, Touted24 đều dùng gel rửa tay khô, để sát khuẩn cho 2 bàn tay, 2 cánh tay; đồng thời sát khuẩn cho 2 bàn chân và 2 ống cẳng chân. 

3- Khoảng cách (cự ly):

Trong môi trường sinh hoạt xã hội (ở trong nhà và không gian tương tự); mà virus covid-19 Delta lây nhiễm theo không khí.

Thì, với điều kiện đeo khẩu trang nghiêm ngặt; khoảng cách có nguy cơ lây nhiễm cao, là không xác định.

Ở ngoài trời (nếu không đeo khẩu trang), khoảng cách có nguy cơ lây nhiễm cao là dưới 05 m.

Luồng hơi của người bệnh, tồn dư trong không khí:

Đây là kết quả nghiên cứu, từ cách đánh hơi người; của con cún Gấu Trúc nhà mình.

Có nghĩa là, khi một người đã đi qua rồi; thì cái luồng hơi của người đó, vẫn còn lưu lại trong không khí, tại vị trí người đó đã đi qua.

Cún Gấu Trúc, có thể đánh hơi (ngửi thấy luồng hơi người), sau 10 phút ngoài trời.

Khi trời im gió lặng:

Ở ngoài trời, khi trời im gió lặng; một người mang mầm bệnh covid-19, đã đi khỏi vị trí (ước tính dưới 8 phút); thì họ vẫn để lại luồng hơi mang mầm bệnh (có mật độ virus Delta covid-19) trong không khí.

Mà người khác, không đeo khẩu trang tiến vào luồng hơi đó; thì khả năng sẽ bị nhiễm bệnh, khi:

– Có một làn gió nhẹ thổi luồng hơi đó lên người nạn nhân.

– Hoặc, có sự hiện diện của virus Delta covid-19, với mật độ cao; trong luồng hơi của người bệnh để lại.

Khi ở ngoài trời có gió thổi thông thoáng:

Trong điều kiện ở ngoài trời, mà có gió tạt ngang đường, thì thời gian an toàn (ước tính là là sau 1 phút).

Nếu có gió tạt xuôi theo đường, thì thời gian an toàn (ước tính là sau 2 phút, và phụ thuộc tốc độ di chuyển).

Nếu có gió tạt ngược đường, thì sẽ có nguy cơ bị nhiễm bệnh.

So sánh luồng hơi người với luồng hơi của 1 xe gom rác thải:

Khi một xe gom rác thải, đi ngang qua căn phòng của bạn; thì mùi hôi thối sẽ xộc vô nhà, nếu bạn không kịp đóng cửa lại.

Mùi hôi thối của xe gom rác, sẽ lưu trú trong nhà bạn; với mật độ rất cao (nếu bạn không dùng quạt đẩy nó ra ngoài).

Tuy nhiên, nếu bạn dùng quạt, hoặc ở ngoài trời; thì mùi hôi thối đó cũng tan biến rất nhanh, bởi vì khí carbonic có tỷ trọng riêng nặng hơn không khí.

Tuy nhiên, luồng hơi người mang mầm bệnh; thì có mật độ loãng hơn và nhẹ hơn khí carbonic của xe gom rác thải rất nhiều. Nên, nó sẽ tồn dư trong không khí lâu hơn (ở ngoài trời); hoặc ở trong nhà, mà bạn không có cảm nhận được để dùng quạt thổi đi.

Có thể nhiễm covid-19, từ Luồng hơi của người bệnh, tồn dư trong không khí không?

Vấn đề luồng hơi của người bệnh, còn lưu giữ trong không khí; sẽ giúp giải thích tại sao: có những người giữ khoảng cách cự ly rất nghiêm ngặt; mà vẫn bị nhiễm covid-19.

Đó, có thể  là họ còn chủ quan, hoặc không biết, hay vô tình; mà đi vô phạm vi luồng hơi của người mang mầm bệnh covid-19, còn lưu giữ trong không khí.

Kinh nghiệm xử lý luồng hơi người của Touted24:
Trường hợp 1:

Cửa phòng của Touted24 là mặt tiền đường phố, nó lại sát với cửa ra vô của nhà bên cạnh.

Ứng dụng nghiên cứu luồng hơi của người bệnh; Touted24 đã thiết kế vị trí quạt đứng, từ bên trong thổi ra ngoài. Làm như vậy, Touted24 đã vô hiệu hoá nguy cơ từ các luồng hơi bên ngoài, có thể xộc vô nhà.

Trường hợp 2:

Touted24 đi leo núi thể dục, tuy đường leo núi thì rất ít người (chỉ có một vài người); nhưng khi thấy có người đi cùng chiều phía trước; thì Touted24 dừng lại để tạo khoảng cách an toàn.

Khi thấy có người đi ngược chiều ở phía trước, thì Touted24 nhanh chóng lấy khẩu trang đeo vào cho hết cung đường.

Nếu có gió thổi tạt ngang đường, thì Touted24 tháo khẩu trang ra (mà vẫn an toàn), …vv.

Khẩu Phần Ăn Cho Cún Cưng & Phốc Sóc Đen
Cún Gấu Trúc góp sức trong nghiên cứu phòng chống dịch covid-19 - Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19. Nguồn ảnh: Luoitraivesau.

Nên áp dụng nghiên cứu của Touted24, về luồng hơi của người bệnh; để hạn chế đưa người đi cách ly tập trung:

Qua tìm hiểu, chúng ta có thể hiểu sơ bộ rằng:

F0 là người dương tính với virus covid-19.

F1 là người tiếp xúc gần với F0.

F2 là người tiếp xúc gần với F1.

Hình ảnh sinh hoạt, trong khu cách ly tập chung; cho thấy chưa đảm bảo an toàn trước biến thể Delta covid-19:

Touted24, có xem video quay cảnh sinh hoạt trong khu cách ly tập trung; hay phòng chờ để đưa đi cách ly tập trung, được những người trong đó quay và đăng trên mạng xã hội.

Khu cách ly tập trung như vậy, không có tường vách ngăn cách nhau; mà nó là một không gian trống trải, giống như là một hội trường rất lớn để hội họp, sinh hoạt tập thể.

Dù bố trí vị trí nghỉ ngơi cách nhau 2 mét, thì đó cũng là không gian sống tập thể rất lớn; nên việc sinh hoạt, như: đi vệ sinh, đi nhận khẩu phần ăn uống…vv; sẽ không đảm bảo được khoảng cách (cự ly) an toàn đối với biến thể delta covid-19.

Bấm xem: video bên trong một khu cách ly tập trung (đăng trên Facebook của Nguyên Thuỷ), tại đây.

Ảnh chụp màn hình video bên trong một khu cách ly tập trung. Nguồn ảnh: video phát trực tiếp ngày 3/9/2021 của Nguyên Thuỷ trên mạng xã hội Facebook.
Nên hạn chế đưa người đi cách ly tập trung:

Xuất phát từ các đặc điểm và tình huống trên, Touted24 nhận thấy:

a- Nên hạn chế đưa người đi cách ly tập trung, vì môi trường cách ly tập trung; là môi trường dễ lây nhiễm virus covid-19 qua đường không khí nhanh nhất.

b- Điều kiện nhà ở của F0, F1, F2; mà có phòng riêng, đảm bảo khép kín trong sinh hoạt (ăn uống, nghỉ ngơi, giải trí, vệ sinh riêng). Thì, nên cho các đối tượng này tự cách ly tại phòng ở của họ.

Những người tự cách ly này, sẽ được tiếp tế lương thực thực phẩm, dịch vụ y tế…vv.

Như vậy, vừa đảm bảo cuộc sống cho họ; vừa tránh được nguy cơ lây lan dịch bệnh trong khu cách ly tập trung.

Hạn chế đưa người đi cách ly tập trung, khi người dân trở về quê ở Miền Tây:

Đối với tình huống: người dân làm việc tại các tỉnh miền Đông Nam bộ; trở về quê miền Tây hiện nay (từ 01/10/2021).

Các địa phương, cần tổ chức tiếp nhận hết; đồng thời triển khai test nhanh và cho họ về cách ly tại nhà, mà không nên đưa vào các khu cách ly tập trung.

Đây chính là thời điểm, và cơ hội tổ chức test nhanh rất hiệu quả; cần phải tận dụng ngay, nó sẽ mang lại lợi ích cho toàn cục rất tốt.

Cần phản ứng mau lẹ và linh hoạt; để biến cái bất lợi thành thắng lợi, tạo chuyển biến tốt.

4- Tập quán sinh hoạt họp nhóm, tụ tập:

Tụ tập, tụm 5 tụm 3; hay họp nhóm ngồi hóng mát, nói chuyện, ăn nhậu, chơi bài,…vv. Đây là, tập quán sinh hoạt lâu đời giữa các gia đình hàng xóm, bạn bè, …vv; qua lại với nhau.

Touted24 quan sát thấy, vừa nới lỏng giãn cách; đã có hiện tượng ngồi họp nhóm, gặp mặt trở lại từ 3 – 10 người; mà không ai đeo khẩu trang cả.

Họp nhóm lại đá bóng thể thao tự phát; rõ ràng là: đá bóng thì phải thở mạnh, nên không thể đeo khẩu trang được.

Những hiện tượng này, là khi đi đường nhìn thấy; chứ không thể chụp hình để minh chứng bằng hình ảnh được.

Tập quán sinh hoạt tụ tập này, thì virus covid-19 rất khoái khẩu.

Cho nên, ngay cả những người đã tiêm phòng đủ 2 mũi vắc xin; cũng cần đeo khẩu trang khi tiếp xúc gần.

Rất khó kiểm soát và thay đổi tập quán sinh hoạt.

Vấn đề tập quán sinh hoạt trong dân cư, là rất khó kiểm soát; trừ khi các hoạt động tụ tập có tổ chức theo quy định của cơ quan chức năng. Còn trong sinh hoạt xã hội tại khu dân cư, gia đình, hàng xóm, bạn bè là rất khó kiểm soát.

Đa số người dân có ý thức phòng chống dịch covid-19 rất tốt. Nhưng không loại trừ, một số ít người dân thiếu ý thức trong việc tụ tập; họp nhóm trên phạm vi của một địa phương hay toàn quốc; thì nguy cơ sẽ làm thành quả chống dịch bị suy yếu, dịch bệnh có thể  kéo dài hay bùng phát mạnh trở lại.

Cho nên, việc rèn giũa ý thức phòng chống dịch cho người dân; là một yêu cầu thường xuyên, liên tục.

Con phố này bị phong toả covid-19 hơn 1 tháng (ảnh chụp ngày đầu tiên, lúc 07h24', ngày 31-Jul-2021). Nguồn ảnh: Luoitraivesau.
Họ thay đổi khi đã trải nghiệm phong toả covid-19:

Mỗi chiều đi thể dục leo núi, Touted24 quan sát thấy một con phố; mà người dân có tập quán sinh hoạt tụm 5, tụm 3; nhưng không ai đeo khẩu trang cả.

Thế rồi, con phố này bị phong toả covid-19 hơn 1 tháng mới được dỡ bỏ. Và nay, đi ngang qua, nhìn thấy ai đứng trước nhà cũng đeo khẩu trang rất nghiêm chỉnh.

Thành quả đó, là do họ đã trải nghiệm qua nỗi khổ; do bị phong toả, và covid-19 đã làm thay đổi thói quen sinh hoạt của bọn họ.

Cần khuyến khích mọi người sinh hoạt, tập thể dục, chơi thể thao có định hướng giãn cách.

5- Khai báo y tế - Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19:

Một cảnh xếp hàng kiểm soát phiếu đi chợ (bách hoá), ngày 13-Aug-2021 - Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19 – Việt Nam. Nguồn ảnh: Luoitraivesau.

6- Hạn chế đi siêu thị bách hoá, không nên phát phiếu đi siêu thị bách hoá.

Theo nghiên cứu của chính Touted24, và phản ánh của một số người khác; trước đại dịch covid-19, mỗi lần Touted24 đi siêu thị về, thì đều bị nhiễm bệnh cúm nội địa.

Nhưng sau khi bùng phát dịch covid-19, mỗi lần đi siêu thị; Touted24 đều đeo khẩu trang nghiêm ngặt, kết quả là không bị nhiễm bệnh cúm nội địa nữa.

Điều đó, đã chứng tỏ rằng: Siêu thị & bách hoá, là môi trường tốt nhất, để virus cúm lưu trú; từ đó, lây nhiễm bệnh cho con người.

Bởi vì, không gian trong siêu thị là khép kín; cộng với nhiệt độ của máy lạnh, chính là môi trường lý tưởng cho virus cúm các loại lưu trú.

Tác giả Touted24 trong một lần cầm phiếu đi chợ (bách hoá) duy nhất (ngày 13-Aug-2021) - Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19 – Việt Nam. Nguồn ảnh: Luoitraivesau.

Touted24 với những lần đi bách hoá mua thực phẩm tích trữ, và phiếu đi chợ:

Trong đợt dịch lần thứ 4 bởi Delta covid-19, Touted24 có vài lần đi siêu thị, bách hoá mua đồ tích trữ; trong đó có một lần đầu tiên (cũng là lần duy nhất) được phát phiếu đi chợ.

Mỗi lần đi vô bách hoá đều đeo khẩu trang, đội nón bảo hiểm có kiếng che mặt; nhưng về nhà thì đôi bàn chân và cổ chân cứ nóng lên hầm hập kéo dài qua ngày hôm sau; Touted24 phải áp dụng các biện pháp xử lý an toàn cho hiện tượng này, và quyết định không đi siêu thị bách hoá trong giai đoạn cao điểm của dịch bệnh nữa.

Nếu cần thiết, phải đi siêu thị bách hoá trong đại dịch; thì Touted24 khuyến cáo: nên mua hàng thiết yếu một lần, cho đủ dùng trong khoảng 3 tháng.

Hoặc chuyển qua mua hàng online, hay tại các tiệm tạp hoá gần nhà.

7- Kinh nghiệm: hạn chế tiếp xúc gần, với khách du lịch; để phòng chống lây nhiễm virus cúm các loại.

Đây là kinh nghiệm của chính Touted24:

Trong 2 năm: 2015 – 2016, chiều nào, Touted24 cũng dẫn con cún Vàng đi dạo bãi biển (Bãi Sau, Vũng Tàu); đi dạo bờ biển trên đường Hạ Long (VT).

Có một hiện tượng thường xuyên xảy ra, đó là cả chủ và cún Vàng thường hay bị nhiễm bệnh cúm nội địa; do tiếp xúc gần với rất nhiều du khách từ các tỉnh thành khác du lịch đến Vũng Tàu. 

Khoảng nửa cuối năm 2016, thành phố có chủ trương cấm dắt chó xuống bãi biển; nên Touted24 đành chuyển hướng dắt chó đi dạo núi trên đường Viba (núi Lớn, VT).

Trên đường núi này, thì chỉ tiếp xúc gần với người dân địa phương đi tập thể dục; và kỳ lạ thay, từ đó cả chủ và cún Vàng đều không bị nhiễm bệnh cúm nội địa nữa (trừ những lần đi siêu thị).

Touted24 đã đúc kết được kinh nghiệm từ đó; và khi xảy ra dịch bệnh covid-19, Touted24 thường đứng tránh (không tiếp xúc gần) với khách du lịch nữa.

8- Chợ, siêu thị bách hoá; nên kết hợp các hình thức bán hàng: vừa cố định, vừa di động vừa online.

Trong giai đoạn đại dịch covid-19, Touted24 đặt mua thực phẩm online tại các siêu thị; theo hướng dẫn của cơ quan chức năng.

Nhưng thực sự, là hệ thống web của siêu thị hiển thị thông báo từ chối đặt hàng online; nên không lần nào đặt mua được thực phẩm online từ các siêu thị. Trong khi tất cả các chợ truyền thống đã bị đóng cửa.

Vì vậy, trong đại dịch covid-19 cao điểm, và sau khi nới lỏng giãn cách xã hội; Cần công nhận, cho phép và khuyến khích các mô hình dịch vụ bán hàng dưới đây; vì chúng giúp phân tán và giãn cách xã hội rất hiệu quả.

Mô hình bán thực phẩm thiết yếu trong nhà, đã được chứng minh có hiệu quả cao, trong thực tế:

Mô hình này, đã được khẳng định trong giai đoạn đỉnh cao, của đại dịch covid-19: “ai ở đâu, ở yên đó”.

Rõ ràng là: Touted24 đã hết thực phẩm tích trữ, mà phải chấp hành tiếp theo “ai ở đâu, ở yên đó”; thì người dân sẽ sống bằng gì?

Vì vậy, nên cho phép và khuyến khích người dân bán hàng hoá, thực phẩm thiết yếu trong nhà; đảm bảo sao cho người dân đi ra khỏi nhà từ 100 – 200 mét, là có thể mua được thực phẩm và hàng hoá thiết yếu.

Trong những ngày cao điểm chấp hành chủ trương: "ai ở đâu ở yên đó"; thì Sản phẩm cá nục chuối, được người bán hàng đi xe mô tô giao tận cửa nhà cho Touted24. Hình chụp sáng ngày 30-Aug-2021; với giá bán 30.000 đ/kg. Nguồn ảnh: Luoitraivesau.

Một số mô hình bán hàng phổ biến khác, trong đại dịch covid-19; đã được chứng minh có hiệu quả cao, trong thực tế:

Mô hình xe mô tô bán hàng di động tận nhà:

Đây là một mô hình hoạt động rất hiệu quả; trong lúc cao điểm của đợt dịch thứ 4 (do virus Delta Covid-19) vừa qua.

– Mô hình “đưa chợ ra phố”:

Đây cũng là mô hình linh hoạt, nhưng mức độ phổ biến chưa nhiều; người dân vẫn còn phải đi cả cây số (hoặc hơn) mới tới chợ này.

Mô hình bán hàng hoá thực phẩm thiết yếu ven đường phố:

Đây là mô hình đang hoạt động rất tốt, kể từ khi nới lỏng giãn cách xã hội.

– Mô hình xe ô tô bán hàng di động:

– Mô hình các nhóm bán hàng online trên Facebook:

Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19
Hình ảnh lấp biển tại vịnh Bãi Trước (Vũng Tàu), ảnh chụp ngày 15/10/2019 (ngay trước đại dịch covid-19). Nguồn ảnh: Luoitraivesau.

9- Không nên đào phá cảnh quan thiên nhiên, để phát triển hạ tầng kinh tế du lịch:

Theo nghiên cứu của Touted24, có sự tương quan giữa cảnh quan thiên nhiên với hệ miễn dịch của cơ thể của con người.

Một người thường xuyên, được ngắm nhìn cảnh quan thiên nhiên đẹp; điều đó sẽ kích thích hệ miễn dịch tự nhiên của cơ thể phát triển tốt; giúp sinh ra các kháng thể, để chống lại các mối đe dọa của bệnh truyền nhiễm do vi khuẩn, virus.

Trong trường hợp cảnh quan thiên nhiên bị đào phá, mà con người thường xuyên phải nhìn thấy; thì sẽ gây hậu quả làm cho hệ miễn dịch của con người kém đi, các cảnh quan nhân tạo cũng như vậy.

Hình ảnh xe tải đổ đá lấp biển tại vịnh Bãi Trước (Vũng Tàu), ảnh chụp ngày 15/10/2019, lúc 17h18' (ngay trước đại dịch covid-19). Nguồn ảnh: Luoitraivesau.

Hiện tượng cảnh quan đảo Hòn Tre (trong vịnh Nha Trang)

Đảo hòn Tre, được ví như là một đảo Ngọc của Vịnh Nha Trang, bởi vẻ đẹp hoang sơ nguyên sinh của đảo.

Nhưng nay, nhìn thấy cảnh quan thực tế của Đảo Hòn Tre, thì vẻ đẹp hoang sơ đang bị xâm hại nghiêm trọng.

Điều đó, khiến cho những người thích chiêm ngưỡng, ngắm cảnh quan thiên nhiên từ đảo Hòn Tre; có thể thất vọng.

Vịnh Nha Trang đẹp, bởi vẻ đẹp hoang sơ nguyên sinh của đảo; liệu có bảo tồn cảnh quan thiên nhiên của đảo Hòn Tre được nữa hay không?

Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19
Đảo Hòn Tre, từ phía Bắc nhìn vào khu vực đào phá lớn nhất; để đối chiếu với hình vệ tinh của google maps. Nguồn ảnh: Luoitraivesau. Hình chụp lúc 17h31, ngày 19-Aug-2021.
Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19
Hình ảnh xẻ thịt một dãy núi trên đảo Hòn Tre (trong Vịnh Nha Trang); để phát triển các dự án, người ta đã đào cắt ngang một dãy núi. Nguồn ảnh: Google maps lúc 11h12, ngày 05-Oct-2021.

Không còn gì để nói, về hành vi đào phá cảnh quan thiên nhiên thô bạo.

Chung quy lại, Những vụ đào phá cảnh quan thiên nhiên lớn như thế này; dù có được chính quyền cấp phép hay không cấp phép; cũng vẫn là hành vi đào phá cảnh quan thiên nhiên thô bạo.

Nếu có một vụ đào phá cảnh quan thiên nhiên lớn trót lọt; thì hậu quả xảy ra là sẽ không kiểm soát được những vụ đào phá cảnh quan thiên nhiên nhỏ (dạng ăn theo).

Các bạn thấy đấy, chúng ta không nên làm giàu mà bất chấp tất cả, nhất là hành vi đáo phá cảnh quan thiên nhiên thô bạo.

Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19
Hình ảnh đào phá một dãy núi trên đảo Hòn Tre (trong Vịnh Nha Trang); để phát triển các dự án, người ta đã đào cắt ngang một dãy núi. Nguồn ảnh: Google maps lúc 11h12, ngày 05-Oct-2021.

Giả thuyết về người ngoài hành tinh bắn virus covid-19 vào trái đất; để trừng phạt loài người trong việc đào phá cảnh quan thiên nhiên:

Có hay không, việc người ngoài hành tinh bắn virus covid-19 vào trái đất; để trừng phạt loài người trong việc đào phá cảnh quan thiên nhiên.

Quả thực, quy mô đào phá cảnh quan thiên nhiên trên trái đất; do loài người gây ra là rất lớn.

Cho nên có cơ sở, cho mối tương quan giữa sự huỷ diêt cảnh quan thiên nhiên của loài người; với sự trừng phạt loài người của virus covid-19.

Người ngoài hành tinh có năng lực siêu phàm, để trừng phạt loài người; là có cơ sở rất cao.

Tuy nhiên, đây chỉ là giả thuyết tưởng tượng của Touted24; khi rất đau lòng nhìn thấy cảnh quan thiên nhiên bị đào phá, với quy mô rất lớn.

10- Những dịch vụ kinh doanh, có nguy cơ lây nhiễm cao:

Nhà hàng, Quán nhậu, Bar, Tiệm game net; Rạp chiếu phim, Vũ trường, sự kiện thể thao sự kiện văn nghệ…; mà có hình thức tụ tập, tiếp xúc gần; thì, kể từ khi khống chế được dịch bệnh, biện pháp nới lỏng hoạt động nên từ từ, không nóng vội.

Ngoại trừ các hoạt động thể thao, tụ tập có tổ chức; và tuân thủ theo các điều kiện quy định của cơ quan chức năng. Đồng thời, cơ quan chức năng có thể kiểm tra, kiểm soát được các hoạt động đó.

Trong trường hợp dịch bệnh covid-19 bùng phát trở lại, thì phải dừng hoạt động ngay.

Bởi vì, đây là các hoạt động có tính chất tụ tập, tiếp xúc gần; nên nguy cơ lây nhiễm covid-19 là rất cao.

11- Quy hoạch giãn cách dân cư đô thị - trong Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19:

Nhà ở: quy hoạch & định hướng giãn cách dân cư. Hạn chế nền nhà ở có diện tích dưới 30 m2 trong thành phố,…vv.

C- Tiêu chí định hướng dịch vụ y tế cố định và di động.

1- Cơ giới hoá lấy mẫu xét nghiệm, chống sức ì cho hệ thống.

Tướng đánh trận covid-19, là tướng phải biết làm tăng năng suất lao động cho hệ thống. Do đó, tướng đánh trận covid-19 phải biết cơ giới hoá trong việc lấy mẫu xét nghiệm.

Không nên dồn lực lấy mẫu tràn lan, mà nên mở chiến dịch lấy mẫu ở những khu vực có nguy cơ cao. Nhanh chóng kết thúc chiến dịch lấy mẫu, không để kéo dài gây phiền hà.

Nhờ có xe cơ giới lấy mẫu, nên đánh đâu gọn đó; giúp giảm tần suất lấy mẫu, không bị chồng lấn tần suất lấy mẫu (như việc đặt bàn lấy mẫu hiện nay).

Hình ảnh một bàn lấy mẫu xét nghiệm covid-19 (lúc 18h00, ngày 08-Aug-2021). Nguồn ảnh: Luoitraivesau.

Đặt bàn lấy mẫu dễ gây sức ì, và có thể chồng lấn tần suất lấy mẫu:

Việc đặt bàn lấy mẫu, nó tạo sức ì rất lớn; ê kíp đặt bàn lấy mẫu chỗ nào, thì lần sau họ lại đặt bàn ngay chỗ cũ; chỗ nào êm thì họ thích đặt bàn chỗ đó hơn (nên dễ tạo ra sự chồng lấn tần suất lấy mẫu).

Mặc dù về sau, khi tích cực họ có linh hoạt di chuyển bàn lấy mẫu; đặt bàn lấy mẫu chỗ này khoảng 1 – 2 tiếng, thì họ di chuyển bàn qua điểm khác để lấy mẫu; nhưng như vậy vẫn gây phiền hà khi người dân phải di chuyển xa nhà; và không bảo đảm việc lấy đủ mẫu cần lấy. 

Còn lúc không tích cực thì việc đặt bàn lấy mẫu lại tạo sức ì trở lại.

Kết hợp xe cơ giới lấy mẫu, giúp loại bỏ sức ì:

Đưa xe cơ giới vào lấy mẫu, sẽ tăng tính di động và tính linh hoạt, loại bỏ được sức ì cho hệ thống; tránh bớt được sự lãng phí công sức và thời gian.

Ngoài những xe lấy mẫu xét nghiệm được sản xuất chuyên dụng (còn hạn chế về số lượng); tướng đánh trận covid-19 cần phải biết trưng dụng xe khách, để cải biến công năng thành xe lấy mẫu xét nghiệm.

Mỗi xe lấy mẫu xét nghiệm được bố trí 2 ê kíp thay phiên nhau cứ mỗi 30 phút; mỗi ê kíp lấy mẫu gồm 3 người (Người lấy mẫu, người giữ mẫu, người ghi chép).

Không nên lấy mẫu theo danh sách định sẵn, xe lấy mẫu cứ tiến theo đường phố; lấy mẫu tuần tự từng nhà (kể cả nhà trong hẻm sâu 100m trở lại). Nhà trong hẻm ở xa hơn, thì tăng cường một kíp đi bộ vô từng nhà để lấy mẫu.

Nhân viên đi lấy mẫu cần chủ động, linh hoạt và di động; nhằm loại bỏ sức ì:

Nhân viên đi lấy mẫu, thì nên chủ động và linh hoạt đến từng nhà, từng căn hộ để lấy mẫu.

Nên hạn chế sắp bàn ra ngồi ì một chỗ, để rồi mọi người dân phải di chuyển hàng trăm mét đến bàn lấy mẫu; có lúc dồn ứ đông người.

Đối với các khu chung cư cao tầng, tổ chức cho các ê kíp đi thang máy đến từng căn hộ để lấy mẫu.

Những đối tượng nên hạn chế tần xuất lấy mẫu (bắt buộc), để xét nghiệm covid-19:

Những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng covid-19:

Nên hạn chế tần xuất lấy mẫu (bắt buộc), để xét nghiệm covid-19; đối với những người đã tiêm đủ 2 mũi vắc xin phòng covid-19.

Trong trường hợp họ phải giao tiếp, làm việc trong môi trường có nguy cơ lây nhiễm cao; như: tài xế xe tải, công nhân làm việc trong nhà máy, …vv. Thì có thể giãn tần xuất lấy mẫu, có thể là (15 ngày, 20 ngày, 30 ngày)/ lần.

Ngoại trừ những trường hợp cần lấy mẫu đầy đủ, để xét nghiệm covid-19; như: tài xế xe khách, tiếp viên tàu khách, tiếp viên hàng không, …vv.

Những người chỉ làm việc online, ít giao tiếp bên ngoài, ý thức phòng dịch cao:

– Những người thường xuyên làm việc online tại nhà, ít quan hệ trực tiếp với bên ngoài; hoặc chủ yếu chỉ mua hàng online, ý thức tự phòng chống dịch bệnh cao. Thì cũng nên hạn chế tần xuất lấy mẫu (bắt buộc), để xét nghiệm covid-19; đối với những người này.

– Những người lớn tuổi, ít giao tiếp với bên ngoài; hay những người sống khép kín, ý thức cao,…vv; cũng thuộc đối tượng, nên hạn chế tần xuất lấy mẫu (bắt buộc), để xét nghiệm covid-19.

– Cần phải có quy chuẩn, để công nhận kết quả test nhanh covid-19, do người dân tự thực hiện.

2- Báo cáo dữ liệu covid-19 cần khách quan, trung thực và kịp thời.

Tướng đánh trận covid-19 giỏi, là tướng phải có trong tay báo cáo covid-19, đồ thị covid-19; được cập nhật một cách khách quan, trung thực, kịp thời.

Bởi vì, không có báo cáo covid-19 được cập nhật một cách khách quan, trung thực, kịp thời; thì tất nhiên sẽ không có được tướng đánh trận covid-19 giỏi.

Báo cáo khách quan là chỉ tuân theo chuyên môn, nghiệp vụ; mà không bị chi phối bởi bất cứ loại quyết định nào làm sai lệnh dữ liệu báo cáo. 

Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19
Trường hợp khoảng 150.000 ca F0, dương tính covid-19; kết quả của test nhanh tại Sài Gòn (từ 20/8/2021 - 27/9/2021). Nguồn trích dẫn: báo tuổi trẻ online.

Trường hợp khoảng 150.000 ca F0, dương tính covid-19; kết quả của test nhanh tại Sài Gòn:

Trường hợp khoảng 150.000 ca F0, dương tính covid-19; kết quả của test nhanh tại Sài Gòn (từ 20/8/2021 – 27/9/2021).

Nguồn dữ liệu này, chưa được Bộ Y tế công bố kịp thời trên hệ thống dữ liệu covid-19 quốc gia. Đây chính là sự lãng phí công sức và nguồn lực rất lớn.

Bởi vì, nếu số liệu này được công bố kịp thời; nó sẽ giúp cho tướng đánh trận covid-19, và người dân; có nhận thức đúng vấn đề mà điều chỉnh phòng chống covid-19.

Dữ liệu báo cáo không kịp thời như thế này, cho thấy chúng ta chưa có tướng đánh trận covid-19 giỏi.

Mặt khác, nó cũng làm cho các đồ thị biểu diễn covid-19, phản ánh không đúng thực tế.

Bấm xem nguồn tin trích dẫn:

Tại đây: tuoitre.vn 27/09/2021 13:25 GMT+7

Tại đây: zingnews.vn Thứ ba, 28/9/2021 10:14 (GMT+7)

Trường hợp khoảng 150.000 ca F0, dương tính covid-19; kết quả của test nhanh tại Sài Gòn (từ 20/8/2021 - 27/9/2021). Nguồn trích dẫn: báo Zingnews.

3- Y tế cần di động, để kiểm soát và điều trị F0 tại nhà.

Xét về nguyên lý, là không nên đưa F0, F1, F2 đi cách ly tập trung; theo kiểu sống và sinh hoạt tập thể.

Do biến thể Delta covid-19 lây qua đường không khí, thì phải thay đổi cách xử lý vấn đề cách ly tập trung.

Mãi đến khi được xem video, do những người trong khu cách ly tập trung; phòng chờ đưa đi cách ly tập trung (đăng lên mạng xã hội), thì Touted24 mới đánh giá được; đây là vấn đề cần phải chấn chỉnh lại.

Cần chấn chỉnh lại cách ly tập trung, khi tình thế thay đổi:

Tức là tình thế đã thay đổi một cách căn bản, so với thời kỳ đầu của dịch covid-19.

Thời đó, cựu Phó tổng thống Mỹ Mike Pence nói: giãn cách an toàn là 2 mét; nhưng nay làm như vậy thì không còn đúng nữa, bởi biến thể Delta covid-19, đã lây nhiễm qua đường không khí.

Như vậy, nếu cứ tiếp tục đưa F0, F1 vô khu cách ly tập trung; sẽ gây ra rủi ro lây nhiễm bùng phát trong khu cách ly tập trung.

Vì vậy, Y tế phải di động để kiểm soát và điều trị F0 tại nhà. Cách làm này, thì Sài Gòn đã làm tốt trong thời gian vừa qua; cần phổ biến qua các tỉnh thành khác.

4- Các bệnh viện nên chuẩn bị thật tốt, để tiếp nhận các ca F0 chuyển bệnh; đến mức cần phải nhập viện:

Việc điều trị và chăm sóc các ca F0 dương tính với covid-19 tại nhà, đã giúp giảm tải rất nhiều cho các bệnh viện; và các khu cách ly tập trung.

Cho nên, trọng tâm của các bệnh viện là sẵn sàng tiếp nhận điều trị các ca F0 cần nhập viện; để được chăm sóc và điều trị chuyên sâu.

Ngoài ra, các bệnh viện cũng cần hỗ trợ về kinh nghiệm, tư vấn, hướng dẫn chuyên môn; cũng như luân chuyển nhân viên, để tăng cường cho lực lượng y tế di động; trong điều trị ca F0 dương tính covid-19, tại nhà.

Ảnh hưởng của thời tiết:

Trong những ngày cuối tháng 9, tháng 10 và tháng 11/2021; tình hình mưa bão có thể tăng cường trên diện rộng cả nước; qua đó, bụi bặm ngoài trời sẽ được tẩy uế sạch sẽ; đồng thời lượng virus covid-19 trong không khí ngoài trời sẽ bị cuốn trôi và tiêu diệt bớt.

Thời tiết, khí hậu mát mẽ tự nhiên, sẽ giúp tăng cường sức đề kháng bệnh tật cho con người; nên số bệnh nhân khỏi bệnh sẽ tăng lên nhiều hơn, ca nhiễm bệnh cũng có thể giảm theo.

Tuy nhiên, lượng virus covid-19 ở trong không gian nhà; lưu trú trên cơ thể con người vẫn còn tiềm ẩn nguy cơ lây lan cao.

5- Tiêm vắc xin (chích ngừa) phòng covid-19.

Do tính chất bảo quản vắc xin trong môi trường động lạnh; nên các điểm tiêm phòng vắc xin được tổ chức tập trung ở những địa điểm thích hợp.

Mục tiêu đối tượng tiêm vắc xin phòng covid-19:

Mục tiêu tiêm 2 mũi vắc xin phòng covid-19, đạt tỷ lệ 70 % dân số; dành cho những đối tượng ưu tiên trong chiến lược sống chung với covid-19.

Còn lại khoảng 30 % dân số có thể  thuộc diện trì hoãn tiêm vắc xin phòng covid-19. Do những người này thuộc diện ít nguy cơ bị lây nhiễm covid-19.

Những đối tượng nên ưu tiên tiêm vắc xin, trong chiến lược sống chung với virus covid-19:

Ưu tiên 1:

Đó là lực lượng lao động ở mọi lứa tuổi, mọi ngành nghề; mà có nhu cầu phải đi lại, giao tiếp trực tiếp với nhiều người.

Ưu tiên 2:

Những người đang có bệnh nền, phụ nữ đang mang thai, …vv.

Những đối tượng có thể trì hoãn tiêm vắc xin phòng covid-19:

– Những người thường xuyên làm việc online tại nhà, ít quan hệ trực tiếp với bên ngoài; hoặc chủ yếu chỉ mua hàng online, ý thức tự phòng chống dịch bệnh cao.

– Những người lớn tuổi, ít giao tiếp với bên ngoài; hay những người sống khép kín, ý thức cao,…vv.

Những người trên, thuộc diện ít nguy cơ bị lây nhiễm covid-19.

6- Về thời gian hiệu lực của vắc xin mRNA:

Bấm xem nguồn tin trích dẫn, tại đây: voatiengviet.com

Theo tin VOA ngày 07-Oct-2021, thì 2 báo cáo dưới đây; còn có sự khác biệt về thời gian hiệu lực của cắc xin phòng covid-19.

Vấn đề này, sẽ còn là đề tài của nhiều báo cáo tiếp theo.

Cho nên, các quốc gia cần có sự chuẩn bị, dự phòng cho việc tiêm vắc xin phòng covid-19 mũi thứ 3; và không loại trừ khả năng cần tiêm phòng tái tục hằng năm. 

Theo đánh giá của Viện Y tế Quốc gia (ISS) Italia:

“Bảy tháng sau khi tiêm liều thứ nhì, hiệu nghiệm các vaccine mRNA ngừa COVID; không giảm trong dân số tổng quát tại Ý; giảm một chút nơi một số đối tượng cụ thể, theo Viện Y tế Quốc gia (ISS) ngày 6/10.

Phúc trình do ISS và Bộ Y tế chỉ đạo đánh giá dữ liệu, tính tới ngày 29/8; từ hơn 29 triệu người đã chích hai liều vaccine mRNA, như vaccine của Pfizer và Moderna.

ISS nói, trong dân số tổng quát, sự hiệu nghiệm của vaccine chống lây nhiễm sau 7 tháng vẫn ở mức 89%; hiệu nghiệm chống nhập viện, và tử vong nửa năm (sau khi chích mũi thứ nhì); lần lượt ở mức 96%99%“.

Một cuộc nghiên cứu do Pfizer thực hiện:

“Một cuộc nghiên cứu, do Pfizer thực hiện; đăng trên tạp chí y khoa Lancet, hôm 4/10 nói: hiệu nghiệm của vaccine Pfizer; trong việc ngừa lây nhiễm, nửa năm sau khi tiêm mũi thứ nhì, giảm từ 88% xuống còn 47%“.

Thời hiệu bảo vệ của vắc xin, có thể phụ thuộc vào môi trường phòng chống dịch, độ tuổi; và cơ địa của từng người.

“Tại Ý, mọi người phải đeo khẩu trang trong môi trường kín. Trước mùa hè, mọi người phải đeo khẩu trang cả ở ngoài trời.

Những quy định nghiêm ngặt vẫn giữ nguyên, nên có thể ảnh hưởng đến kết quả.

Theo báo cáo của ISS, với những người miễn nhiễm yếu; 28 ngày sau liều thứ hai, thì sự bảo vệ của vaccine trong việc chống lây nhiễm giảm đi; và giảm ít hay nhiều tùy theo loại bệnh nào làm yếu hệ thống miễn dịch.

Hiệu nghiệm vaccine nơi những người trên 80 tuổi, và những người trong nhà dưỡng lão; cũng giảm nhẹ nhưng vẫn trên 80%, ISS nói”.

So sánh hiệu lực bảo vệ của vắc xin mRNA, giữa 2 biến thể Alpha và Delta:

“So với thời của biến thể Alpha, với giai đoạn hiện nay của biến thể Delta; sự hữu hiệu chống lây nhiễm, giảm từ 84,8% xuống còn 67,1%; trong khi bảo vệ chống nhập viện, giảm từ 91,7% xuống còn 88,7%”.

7- Thuốc tây điều trị covid-19 - trong Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19:

Khi các công ty dược phẩm trên thế giới sản xuất được thuốc đặc trị covid-19, dưới dạng viên uống; sản phẩm được sản xuất đại trà và bày bán rộng rãi, thì bệnh covid-19 sẽ chuyển sang trạng thái như bệnh cúm thông thường.

Theo tin VOA, tính đến ngày 05-Oct-2021; ở Châu á, đã có Thái Lan, Hàn Quốc, Đài Loan, Malaysia đang thảo luận; hoặc thương lượng với công ty dược phẩm Mỹ Merck & Co để mua liệu trình thuốc viên Molnupiravir chống virus covid-19 (đang thử nghiệm).

Thuốc viên Molnupiravir, được bào chế có tính năng cài sai lầm vô mã gen của virus; có thể, là thuốc uống dạng viên chống covid-19 đầu tiên, để điều trị cho bệnh nhân covid-19.

Bấm xem nguồn tin trích dẫn, tại đây: voatiengviet.com

Các nước Châu Á mở chiến dịch đăng ký mua thuốc viên Molnupiravir; nguồn trích dẫn: VOA.

Xin phê duyệt thuốc Molnupiravir tại Nhật Bản:

Theo tin NHK, ngày 07-Oct-2021:

“Chi nhánh Nhật Bản, của công ty dược phẩm Mỹ Merck cho biết; sẽ nhanh chóng xin chính phủ phê duyệt một loại thuốc điều trị COVID-19 dạng uống; để có thể cung cấp tại Nhật Bản trước cuối năm nay.

Kyle Tattle, chủ tịch MSD, công ty con của Merck; và Giám đốc đại diện MSD Shirasawa Hiromichi đã phát biểu như trên với NHK.

Họ cho biết, MSD đang thảo luận với các cơ quan quản lý Nhật Bản; để xin phê duyệt molnupiravir, loại thuốc được bào chế để can thiệp vào khả năng nhân lên của vi-rút corona.

Thứ Sáu tuần trước, Merck thông báo rằng: trong giai đoạn cuối thử nghiệm lâm sàng; molnupiravir cho thấy hiệu quả giúp giảm một nửa nguy cơ nhập viện và tử vong”.

Bấm xem nguồn tin trích dẫn, tại đây: nhk.or.jp

Thuốc Molnupiravir đang được thử nghiệm có hiệu quả tại Việt Nam:

Trả lời phóng viên báo VnExpress ngày 4/10, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn cho biết; hiện chưa có số liệu khoa học thật sự về kết quả thử nghiệm molnupiravir. Tuy nhiên, đánh giá bước đầu, thuốc giúp giảm tải lượng virus tốt.

“Tỷ lệ bệnh nhân nặng phải nhập viện ở TP HCM đã giảm rất nhiều, một phần do kiểm soát y tế tốt; phần khác cũng nhờ một số thuốc hỗ trợ điều trị; như, thuốc kháng viêm, kháng đông, thuốc kháng virus molnupiravir cho F0 nhẹ tại nhà”, Thứ trưởng nói.

Bấm xem nguồn tin trích dẫn, tại đây: vnexpress.net Thứ hai, 4/10/2021, 13:02 (GMT+7

Molnupiravir giúp giảm tải lượng virus hiệu quả:

Bác sĩ Đào Huy Hiếu, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, trong nhóm Học viện Quân y; tham gia chống dịch ở TP HCM từ hôm 21/8. Ông nhận nhiệm vụ điều trị cho F0 tại nhà, và đánh giá thuốc molnupiravir giúp giảm tải lượng virus hiệu quả:

“Một số bệnh nhân tôi tiếp nhận, có chỉ số nồng độ virus (CT) từ 24-27, sử dụng thuốc trong vòng 1-2 ngày; đã xét nghiệm âm tính”, bác sĩ Hiếu nói. “Cơ số mẫu còn nhỏ, chưa thể đánh giá toàn bộ, song cho thấy thuốc có tác dụng giảm tải lượng virus nhanh”.

Điều kiện dùng thuốc molnupiravir, là F0 18-65 tuổi, triệu chứng nhẹ, ...

Bác sĩ Hiếu cho biết, F0 được dùng thuốc molnupiravir là người có kết quả test nhanh hoặc PCR dương tính; “xác định là người mang virus mới sử dụng thuốc diệt virus”.

Điều kiện dùng thuốc là F0 từ 18-65 tuổi, triệu chứng nhẹ (sốt, ho khan, đau họng, nghẹt mũi; mệt mỏi, đau đầu, đau mỏi cơ, tê lưỡi); không có dấu hiệu viêm phổi hay thiếu oxy, nhịp thở dưới 20 lần/phút, SpO2 trên 96%.

Người tham gia thử nghiệm, sẽ ký cam kết sử dụng thuốc molnupiravir đúng mục đích, đúng hướng dẫn.

Molnupiravir là thuốc kháng virus mới, đang trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng trên thế giới.

túi thuốc C là thuốc kháng virus molnupiravir.

Thuốc Molnupiravir, được Bộ Y tế đưa vào chương trình thí điểm điều trị, có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19; tại nhà và cộng đồng (home-based care), từ cuối tháng 8/2021.

Hơn 26.000 F0 ở TP HCM đang điều trị tại nhà. Họ được phát 3 túi thuốc (A, B, C), tùy tình trạng bệnh lý.

Trong đó, túi thuốc A là những thuốc thông dụng; bao gồm thuốc hạ sốt và vitamin nâng cao thể trạng.

Túi thuốc B, là những thuốc sử dụng hạn chế, trong một số tình huống đặc biệt; bao gồm thuốc kháng viêm corticoid và thuốc kháng đông.

Đặc biệt, túi thuốc C, là thuốc kháng virus molnupiravir.

Ngày 6/10/2021, Bộ Y tế có văn bản đưa thuốc Molnupiravir vào phác đồ điều trị:

Ngày 6/10, Bộ Y tế ban hành Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị Covid-19, đưa thuốc molnupiravir vào phác đồ điều trị cùng với hai loại thuốc kháng virus khác là remdesivir, favipiravir. Bộ cũng tiếp tục mở rộng chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát F0 tại nhà và cộng đồng ở 12 địa phương như Hà Nội, Thanh Hóa, Đà Nẵng, Khánh Hòa, Bình Định, Đồng Nai, Long An, Bà Rịa Vũng Tàu…”.

Bấm xem nguồn tin trích dẫn, tại đây: vnexpress.net

Thêm một triệu viên thuốc molnupiravir được phân bổ:

Trong hai ngày 6 và 7/10, thêm một triệu viên thuốc molnupiravir được phân bổ đến 10 tỉnh thành nhằm đáp ứng điều trị cho lượng lớn bệnh nhân F0 tại các địa phương. Đây là số thuốc do Công ty TNHH MTV Đầu tư và Phát triển DB – cổ đông sáng lập Tập đoàn Ecopark tài trợ cho Bộ Y tế, là một phần trong kế hoạch tài trợ gần 2 triệu viên thuốc molnupiravir.

Molnupiravir đang được thử nghiệm trên thế giới, chưa được cấp phép (phê duyệt).

Molnupiravir đang được thử nghiệm trên thế giới, chưa được cấp phép (phê duyệt). Tại Việt Nam, thuốc đã thử nghiệm giai đoạn 2 và tiếp tục thử nghiệm giai đoạn 3. Thuốc được Bộ Y tế đưa vào Chương trình thí điểm điều trị có kiểm soát các trường hợp mắc Covid-19 tại nhà và cộng đồng (home-based care).

8- Thuốc trong dân gian hỗ trợ điều trị covid-19.

Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19
Tháp nhu cầu (tháp 5 tầng) của Maslow - Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19. Nguồn ảnh: internet.

D- Tiêu chí định hướng công khai và minh bạch về chính sách.

– Công khai chủ trương, biện pháp, kế hoạch cho dân chúng biết trước (tối thiểu từ 5 – 8 ngày).

– Tuân thủ (bám sát) Tháp nhu cầu (tháp 5 tầng) của Maslow; trong đó, chú ý tầng thứ 2 (nhu cầu an toàn).

– Cần hạn chế việc cố ý rò rỉ thông tin ra ngoài, trước khi công khai; công bố chính thức chủ trương biện pháp kế hoạch chống dịch.

Vì đây là kẻ hở, lan truyền tin đồn; gây thiệt hại và bức xúc trong đời sống xã hội và nền kinh tế.

Lời bạt - Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19.

Đến với tác phẩm của nhà nghiên cứu chiến lược 4T, bạn sẽ thấy an tâm hơn trong trong việc phòng chống dịch covid-19.

Sở dĩ trong chúng ta, còn có những người sợ covid-19 quá mức; đó là, do họ chưa nắm rõ một số nguyên lý hoạt động, được đúc kết từ thực tiễn. Cũng do, chúng ta chưa sử dụng tối ưu các nguồn lực hiện có; cũng như tia hy vọng từ nguồn lực trong tương lai gần.

Nếu bạn là một người có tâm lý sợ hãi covid-19 quá mức, bạn có thể có những quyết định thiếu sáng suốt; điều đó, có thể gây thiệt hại cho những người xung quanh.

Chiến lược 4T, giúp bạn chuyển bất lợi thành thắng lợi:

Tác phẩm chiến lược 4T tuy không dài, không quá chi tiết; nhưng có đủ cấu phần cơ bản; giúp bạn chuyển bất lợi thành thắng lợi, trong tầm tay của bạn.

Đặc biệt, chiến lược 4T sẽ giúp bạn lý giải; tại sao có những người đã thực hiện các biện pháp phòng chống covid-19 rất nghiêm ngặt; mà vẫn bị nhiễm covid-19. Hoặc Chiến dịch chống covid-19 tốn kém, kéo dài…vv.

Có thể tóm lược các nguyên nhân vắn tắt, từ những nội dung đã trình bày bên trên, là do:

– Hệ thống siêu thị, bách hoá có hệ thống máy lạnh; bạn chỉ nên đến đây, khi đã tiêm phòng 2 mũi vắc xin; hoặc có trang bị bảo hộ tối ưu, hoặc khi dịch bệnh covid-19 đã hết.

– Chưa tích cực cơ giới hoá việc lấy mẫu xét nghiệm covid-19.

– Duy trì cách ly y tế tập trung quá mức.

– Đi vào luồng hơi của người bệnh còn tồn dư trong không khí.

– Áp dụng chỉ dẫn khoảng cách an toàn 2 mét, có từ thời cựu phó Tổng thống Mỹ Mike Pence, …vv.

Nhận định về triển vọng chấm dứt đại dịch covid-19:

Với năng lực nghiên cứu, tốc độ sản xuất vắc xin và thuốc đặc trị covid-19 như hiện nay; cũng như dự kiến trong năm 2022.

Touted24 nhận định, đại dịch covid-19 sẽ được khống chế trên phạm vi toàn thế giới; trong khoảng tháng 6 năm 2022.

Đến khoảng thời gian đó, và thời gian tiếp theo sau đó; dịch bệnh covid-19 vẫn tồn tại, thông qua các môi trường lưu trú của virus cúm covid-19; như: siêu thị, bách hoá, người mang mầm bệnh, …vv.

Dịch bệnh covid-19 vẫn tồn tại, nhưng trở nên ít nghiêm trọng hơn.

Dịch bệnh covid-19 vẫn tồn tại, nhưng không còn nghiêm trọng, bởi các yếu tố sau:

– Bệnh nhân dương tính covid-19 sẽ được điều trị như một bệnh nhân cúm thông thường; nhờ tỷ lệ tiêm vắc xin phòng covid-19 cao, và sự can thiệp kịp thời của thuốc đặc trị covid-19 đã được phổ biến.

– Tỷ lệ những người có bệnh nền đã giảm bớt, nên nguy cơ tử vong do covid-19 ở nhóm người này cũng giảm theo.

Khi đó, người dân có thể; có quyền tự do lựa chọn một trong 3 cách phòng chống covid-19, là:

– Tiêm phòng vắc xin covid-19.

– Sử dụng thuốc đặc trị covid-19.

– Hoặc kết hợp cả tiêm phòng vắc xin và dùng thuốc đặc trị covid-19.

Chiến lược 4T dành cho các bạn quan tâm đến đại dịch covid-19:

Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19 – Việt Nam: nhằm phục vụ cho các nhà đầu tư; cũng dành cho các nhà quản trị virus cúm Vũ Hán: covid-19 (corona), và tất cả các bạn quan tâm đến sức khoẻ cộng đồng (trong nước và quốc tế). 

Cảm ơn sự quan tâm theo dõi của bạn, hẹn gặp lại; chúc bạn thành công!

Tham khảo - Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19.

Tham khảo - Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19.

Tham khảo - Chiến lược 4T để sống chung với đại dịch covid-19:

Hits: 23

Table of Contents

Posted in Đầu tư chứng khoán vượt trội, Khẩu trang kháng khuẩn ngăn bụi, Kinh tế, kinh doanh và đầu tư and tagged , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *