Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân thời Covid-19

Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân thời Covid-19
Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân thời Covid-19

Bố cục nội dung - Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân:

Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân thời Covid-19, có bố cục nội dung như sau:

a. Từ ngữ.

b. Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân thời Covid-19.

– Gộp lễ dạm ngõ vào lễ đính hôn (đám hỏi).

– Gộp lễ cưới của nhà gái và nhà trai vào chung một lễ cưới, tiệc cưới. Nghi lễ tổ chức đơn giản, tối ưu hoá số lượng khách mời; theo xu hướng phòng ngừa dịch bệnh cho khách tham dự.

c. Tham khảo nghi lễ trong hôn nhân truyền thống.

  • Lễ dạm ngõ (lễ xem mặt hay đám nói).
  • Lễ ăn hỏi (đám hỏi, lễ đính hôn).
  • Lễ rước dâu (thành hôn, lễ cưới, hôn lễ); sau khi đã có giấy kết hôn. Biểu trưng: Lễ Tân Hôn (nhà trai), lễ vu quy (nhà gái).
  • Tiệc cưới
  • Lại mặt
  • Ngày đăng bài: 26/6/2021; ngày cập nhật bài mới nhất: 27/6/2021.

A. Từ ngữ - Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân:

Từ ngữ về hôn nhân:

Lễ (dt): tổ chức long trọng, nhằm đánh dấu một sự kiện, sự việc lớn; …vv

Nghi lễ (lễ nghi) (dt): những quy định và trật tự khi tiến hành một cuộc lễ.

Gia tiên (dt): tổ tiên của gia đình –> Lễ gia tiên.

Hôn nhân (dt): lấy nhau làm vợ chồng 

Vu quy (dt): con gái đi lấy chồng  –>  Lễ vu quy

Hôn lễ (dt): lễ cưới

Lễ cưới (dt): tổ chức lễ thành hôn

Thành hôn (dt): chính thức trở thành vợ chồng –>  Lễ thành hôn

Song Hỷ (song hỉ) (dt): 2 chữ 喜喜 Liền nhau, trang trí trên thiệp cưới; tượng trưng cho hôn nhân hạnh phúc.

Tân hôn (dt): vợ chồng vừa mới cưới  –>  Lễ tân hôn

Tuần trăng mật (dt): những ngày hạnh phúc nhất của cuộc sống vợ chồng.

Cưới (đt): lễ chính thức thành vợ chồng; lấy vợ cho con

Cưới xin (cưới hỏi) (đt): làm lễ cưới, theo phong tục

Vợ, chồng:

Vợ (dt): người phụ nữ trong quan hệ hôn nhân với chồng.

Chồng (dt): người đàn ông đã kết hôn

Chồng chưa cưới (dt): người đàn ông và người phụ nữ mới đính hôn với nhau.

Vợ chồng (dt): vợ và chồng – một đôi với nhau

Vợ chưa cưới (dt): người phụ nữ đã đính hôn.

Vợ con (dt): gia đình riêng của người đàn ông

Đàn bà (dt): người phụ nữ đã trưởng thành hoặc lớn tuổi

Đàn ông (dt): người đàn ông đã trưởng thành hoặc lớn tuổi

Virus Corona 2019 (dt) - Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân:

Tên gọi:

Tên gọi vi rút Corona có nguồn gốc từ tiếng Latin, trong đó “corona” có nghĩa là “vương miện” hoặc “hào quang”.

Virus này có những chiếc gai bao bọc bên ngoài, chúng tương tác với thụ thể trên tế bào; theo cơ chế tương tự chìa khóa và ổ khóa, từ đó cho phép virus xâm nhập vào bên trong.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, tên gọi chính thức của bệnh viêm đường hô hấp cấp; do chủng mới của vi-rút corona (nCoV) là Covid 19.

Tên gọi mới này, là cách gọi tắt của coronavirus disease 2019; theo các từ khóa “corona”; “virus”, “disease”; (dịch bệnh) và 2019 là năm mà loại virus gây đại dịch này xuất hiện.

Cách thức hoạt động của virus Corona:

Virus Corona 2019, là một loại virus gây ra tình trạng nhiễm trùng trong mũi, xoang hoặc cổ họng. Loại virus Corona thuộc chủng mới (màu vàng), ký hiệu 2019-nCoV hoặc nCoV; còn được gọi với cái tên “Virus Vũ Hán”, đang “tung hoành” suốt từ cuối năm 2019 đến nay. Đây là tác nhân gây ra bệnh viêm phổi cấp.

Là dạng virus mới, nên con người chưa từng có miễn dịch, kể cả miễn dịch chéo trước đó. Virus Corona là một họ virus lớn thường lây nhiễm cho động vật, nhưng đôi khi chúng có thể tiến hóa; và lây sang người.

Khi virus xâm nhập vào cơ thể; nó đi vào trong một số tế bào và chiếm lấy bộ máy tế bào (gây tổn thương viêm đặc hiệu ở đường hô hấp); đồng thời virus chuyển hướng bộ máy đó, để phục vụ cho chính nó; tạo ra virus mới và nhiễm tiếp sang người khác.

Triệu chứng của bệnh nhân bị nhiễm virus Corona:

Người nhiễm 2019-nCoV, có các triệu chứng cấp tính: ho, sốt, khó thở; có thể diễn biến đến viêm phổi nặng, suy hô hấp cấp tiến triển và tử vong. Đặc biệt ở những người lớn tuổi, người có bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch.

Thời gian ủ bệnh của 2019-nCoV là khoảng 14 ngày, tức là từ lúc nhiễm virus Corona; tới lúc phát bệnh là 14 ngày mới có biểu hiện lâm sàng. Điều này khiến cho các biện pháp kiểm soát hiện nay rất khó phát hiện.

Con đường lây lan, truyền nhiễm virus Corona:

Hầu hết các loại virus Corona, có con đường lây truyền giống như những loại virus gây cảm lạnh khác, đó là:

  • Người bệnh ho và hắt hơi mà không che miệng, dẫn tới phát tán các giọt nước vào không khí; làm lây lan virus sang người khỏe mạnh.
  • Người khỏe mạnh chạm hoặc bắt tay với người có virus Corona; khiến virus truyền từ người này sang người khác.
  • Người khỏe mạnh tiếp xúc với một bề mặt hoặc vật thể có virus, sau đó đưa tay lên mũi; mắt hoặc miệng của mình.
  • Trong những trường hợp hiếm hoi, virus Corona có thể lây lan qua tiếp xúc với phân.

Nếu bạn không phòng ngừa dịch bệnh, mà để lây nhiễm dịch bệnh covid-19; thì bạn sẽ bị cách ly tập trung 14 ngày (trước đây); hiện nay sẽ bị cách ly tập trung 21 ngày.

Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân thời Covid-19
Nguồn ảnh: Touted24

B. Nghiên cứu, tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân thời Covid-19.

  • Tác giả: Touted24
  • Người viết SEO: Touted24

1. Đặc điểm tình hình - Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân:

Như các bạn đều đã biết, tình hình dịch bệnh Covid-19 đang tái diễn sự lây lan trong cộng đồng; và đã trải qua nhiều đợt bùng phát dịch bệnh Covid-19.

Một số địa phương, đã áp dụng các biện pháp mạnh để ngăn chặn sự bùng phát của dịch bệnh; như: cách ly, phong toả, giản cách xã hội và các hạn chế phù hợp khác; cùng với chiến dịch tiêm chủng vắc-xin cho toàn dân đang bắt đầu.

Bước đầu, đã kiểm soát, khống chế được phần nào; sự bùng phát của dịch bệnh một cách rất khó khăn. Tuy nhiên, dự báo tình hình dịch bệnh Covid-19 sẽ được kiểm soát và khống chế; nhưng khả năng vẫn kéo dài từ hơn 1 năm nữa, cho đến khi tiêm chủng vắc-xin; được khoảng 80 % dân số trong diện tiêm chủng, để tạo ra sự miễn dịch cộng đồng.

Nên chuẩn bị sẵn về mặt tài chính và phương án kịch bản cho nghi lễ hôn nhân:

Vậy, hôn nhân thời Covid-19 phải tiến hành như thế nào cho phù hợp? Chắc có bạn sẽ chọn giải pháp chờ cho hết dịch, mới tiến hành các nghi lễ hôn nhân; nhưng khi nào dịch bệnh Covid-19 thực sự chấm dứt? Thì hiện nay chưa ai có thể khẳng định chắc chắn được, nên các bạn sẽ rơi vào trạng thái bị động, trì trệ…vv.

Vì vậy, các bạn nên chuẩn bị một tinh thần tích cực, chủ động; để tiến đến hôn nhân hạnh phúc đang chờ đón các bạn. Hôm nay, Touted24 đề xuất với các bạn như sau:

– Chuẩn bị sẵn về mặt tài chính và phương án kịch bản; phác thảo sẵn các chương trình nghi lễ hôn nhân (chính thức và dự phòng); phù hợp trong tình hình dịch bệnh Covid-19.

– Khi tình hình dịch bệnh tại địa phương tạm thời được kiểm soát và khống chế; địa phương dỡ bỏ biện pháp hạn chế đi lại, bỏ biện pháp hạn chế tập trung đông người…vv. Là các bạn có thể kích hoạt, triển khai ngay các nghi lễ hôn nhân một cách kịp thời. Việc triển khai nghi lễ hôn nhân kịp thời, là nhằm tránh các làn sóng dịch bệnh covid-19 mới; mà có thể tái bùng phát trở lại.

Kinh phí chuẩn bị - Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân:

Bạn nên chuẩn bị sẵn một tài khoản, để đảm bảo kinh phí chi tiêu kịp thời cho các nghi lễ trong hôn nhân; bao gồm các khoản như sau:

Trang sức cưới hỏi, trang phục (thuê hoặc mua sắm mới); chi phí thuê các phương tiện đi lại, chi phí cho các dịch vụ cưới hỏi; ví dụ như: sính lễ cưới hỏi, dịch vụ tiệc cưới, dịch vụ chụp ảnh, quay phim; dịch vụ rạp cưới…vv.

Tối ưu hoá các nghi lễ cưới hỏi truyền thống:

Ngoại trừ những cuộc hôn nhân, thuộc phạm vi điều chỉnh đậm nét bởi các nghi lễ tôn giáo; tín ngưỡng trong hôn nhân.

Thì ngày nay, mọi người đều thừa nhận nét đẹp văn hoá; ý nghĩa của các tập tục trong các nghi lễ hôn nhân truyền thống.

Nhưng tuỳ theo sự phát triển của thời đại, và tình hình dịch bệnh Covid-19; mà cần thiết phải tối ưu hoá, việc áp dụng các nghi lễ trong hôn nhân truyền thống vào tình hình thực tế hiện nay.

Một là: Thời đại đã thay đổi

Ngày xưa, cha mẹ đặt đâu thì con cái ngôi đó:

Thời đại đã thay đổi theo hướng hiện đại và tự do cởi mở trong hôn nhân.

Trước đây, hôn nhân của đôi lứa thường ở độ tuổi mới lớn (chưa hiểu biết về sự đời bao nhiêu); và phần nhiều trong số đó do cha mẹ dạm hỏi, người mai mối mà tác hợp thành. Đó là thời đại, mà cha mẹ đặt đâu con cái phải ngồi đó.

Khi hôn nhân của con cái mà có sự can dự của cha mẹ, của người mai mối; vào quá trình hôn nhân quá nhiều – Điều đó, đòi hỏi phải phát sinh ra nhiều hình thức nghi lễ; mà người lớn thường dùng để áp đặt hôn nhân cho con cái; và cũng là hình thức hợp thức hoá sự thoả hiệp giữa hai bên gia đình.

Nghi lễ trong hôn nhân truyền thống ngày xưa, cũng chính là việc hình thức hoá một cách công khai; vai trò và hành vi của cha mẹ, của người môi giới vào hôn nhân của đôi lứa, của giới trẻ. Mà theo đó, cha mẹ hai bên và người môi giới; làm thay cho đôi lứa, trong một số công đoạn tình cảm tìm hiểu yêu đương. Và vai trò đó là rất quan trọng, có tính quyết định rất cao vào thành công của đôi lứa trong hôn nhân.

Ngày nay, con cái đặt đâu thì cha mẹ ngồi đó:

Ngày nay, nền sản xuất công nghiệp, thương mại, tài chính, công nghệ mang tính toàn cầu; đã thay thế cho nền sản xuất nhỏ và thủ công ngày xưa. Trai gái thanh niên trưởng thành, đã tham gia vào chuỗi cung ứng lao động của quốc gia và hợp tác quốc tế. Đời sống của trai gái trưởng thành, đã mang tính độc lập; và phần đông đã tách rời hoàn toàn khỏi gia đình của cha mẹ họ.

Tính độc lập tương đối của trai gái trưởng thành ngày nay, đã làm thay đổi căn bản; quy trình của hôn nhân – Đó là:

Ngày nay, con cái đặt đâu thì cha mẹ ngồi đó. Thật vậy, trai gái trưởng thành; họ tham gia vào chuỗi lao động rộng mở của quốc gia và hợp tác quốc tế; tiền công, tiền lương, lợi nhuận kinh doanh…vv, đã được tích luỹ nên quỹ tài chính riêng tư.

Quỹ tài chính giúp cho con cái có quyết định độc lập trong hôn nhân:

Quỹ tài chính tích luỹ này, chính là nguồn lực và phương tiện; giúp trai gái trưởng thành sử dụng, để thi hành các quyết định của họ, liên quan đến hôn nhân; mà không phải phụ thuộc nhiều vào tài chính của gia đình cha mẹ họ.

Vì vậy, vai trò của cha mẹ trong hôn nhân của con cái; đã phải thay đổi từ hành vi chủ động và quyết định, sang hành vi tham vấn cho con cái.

Cha mẹ trong hôn nhân của con cái ngày nay, đang có xu hướng mang tính long trọng; trong lễ nghi truyền thống: Cha mẹ là người chứng giám, người ủng hộ mạnh mẽ đối với hôn nhân tự do của con cái.

Tuy nhiên, vẫn còn không ít trường hợp; hôn nhân của trai gái trưởng thành, vẫn phải phụ thuộc tài chính của gia đình cha mẹ – Nhưng, cha mẹ vẫn phải chấp nhận việc con cái đặt đâu, thì cha mẹ ngồi đó – Vì, họ đã làm những việc đã rồi, mà không thể đảo ngược được.

Hai là: xu hướng tinh gọn, ít rườm rà, tránh phô trương lãng phí:

Bản thân các nghi lễ trong hôn nhân truyền thống cũng đang trong quá trình vận động thay đổi; theo xu hướng tinh gọn, ít rườm rà, tránh phô trương lãng phí.

Ví dụ: một đôi uyên ương đang làm việc trên một dây chuyền sản xuất công nghiệp; để hoàn thành sản phẩm cho các đơn đặt hàng. Mà họ lại sống xa gia đình cha mẹ của họ, hàng trăm km (hoặc cả ngàn km).

Ở tình huống này, một số sẽ chọn phương án xin nghỉ phép để về quê làm các nghi lễ hôn nhân; nhưng đa phần, họ sẽ chọn phương án tổ chức hôn lễ tại địa phương mà họ đang sinh sống, làm việc.

Cả hai phướng án nêu trên, đều có quỹ thời gian rất hạn hẹp; mọi vấn đề, họ đều sử dụng dịch vụ cưới hỏi – Để làm sao lễ cưới diễn ra nhanh, gọn; ít rườm rà.

Vấn đề đó, đều gắn bó lợi ích hài hoà: vừa bảo đảm hạnh phúc hôn nhân gia đình; vừa giữ vững công ăn việc làm và thăng tiến trong nghề nghiệp cho họ. Đó, mới thật sự là niềm vui, niềm hạnh phúc.

Ba là: Hoạt động hôn nhân cần linh hoạt, để thích ứng trong làn sóng dịch bệnh Covid-19:

Hoạt động cá nhân và cộng đồng nói chung, của mọi người; cần linh hoạt, để thích ứng với tình hình mới. Đó là, nhằm đối phó với đại dịch Covid-19; để đem lại sự an toàn cho tất cả mọi người; tham dự các nghi lễ hôn nhân.

Hôn nhân thích ứng với đại dịch Covid-19 hiện nay, là một nhu cầu cấp thiết đang đặt ra; bởi vì, không ít người rất e ngại đi dự tiệc cưới, hoặc tập trung đông người; với lý do rất chính đáng: họ quan ngại bị lây nhiễm dịch bệnh Covid-19.

Việc một số địa phương áp dụng các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19, như: cách ly, hạn chế đi lại, hạn chế tụ tập đông người…vv; cũng ảnh hưởng đến việc tổ chức các nghi lễ hôn nhân.

Tiêm chủng vắc-xin ngừa covid-19:

Hiện nay chưa có thuốc đặc trị dịch bệnh Covid-19; các chiến dịch tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 đang được tiến hành, nhưng nguồn vắc-xin vẫn còn rất ít. Điều đó, sẽ dẫn đến các chiến dịch tiêm phòng vắc-xin Covid-19 sẽ còn kéo dài khoảng từ 1 – 2 năm nữa.

Mặt khác, hiệu quả chủng ngừa vắc-xin covid-19, cũng không đạt được 100 %; bên cạnh đó, các kháng thể sinh ra từ vắc-xin còn tuỳ thuộc cơ địa của từng người sẽ khác nhau; mà có kháng thể nhiều hay ít.

Hiện nay, có không ít người đã được trích đủ 2 liều vắc-xin, nhưng vẫn bị lây nhiễm covid-19. Tuy nhiên, công dụng của vắc-xin là đã sinh ra một số lượng kháng thể nhất định để chống lại covid-19; nên những người đã được trích vắc-xin mà vẫn bị nhiễm bệnh, thì triệu chứng của họ vẫn nhẹ hơn những người không trích vắc-xin. Do đó, sẽ giảm thiểu nguy cơ tử vong rất nhiều.

Tuy nhiên, dù bạn đã được trích ngừa vắc-xin; nhưng nếu vẫn bị lây nhiễm virus corona, thì bạn vẫn sẽ bị cách ly tập trung; để điều trị bằng các loại thuốc hỗ trợ chữa bệnh Covid-19, cho đến khi khỏi bệnh hoàn toàn; nhằm tránh lay lan dịch bệnh qua những người khác.

Làm sao, để tối ưu hoá được các nghi lễ trong hôn nhân:

Để tối ưu hoá được các nghi lễ hôn nhân, thì việc đầu tiên; là các đôi uyên ương cần học hỏi trước về các nghi lễ cưới trong hôn nhân truyền thống.

Nắm vững, thông thạo về các công đoạn, các bước tiến hành cưới hỏi trong lễ nghi hôn nhân truyền thống; thấy được cái hay, nét đẹp trong văn hoá hôn nhân truyền thống. Để từ đó, chính họ có thể tự xây dựng được kịch bản, chương trình; cho nghi lễ hôn nhân của chính họ (sau khi đã tham khảo những người, những bên có trách nhiệm, có liên quan).

Từ đó, mà người chủ trì nghi lễ, các MC dẫn chương trình, các dịch vụ cưới hỏi; gia đình, bạn bè cứ theo chương trình chi tiết đó mà phối hợp thực hiện. 

Khảo sát, hỏi ý kiến, trao đổi, đàm phán, thoả thuận, thực thi kế hoạch chính thức:

Sau khi đã soạn thảo kịch bản, chương trình hôn lễ sơ bộ; đôi uyên ương tiến hành tiếp xúc hỏi ý kiến, khảo sát đặc điểm; tình hình gia đình 2 bên để điều chỉnh sơ bộ.

Tiếp theo, đôi uyên ương sẽ chủ trì liên kết việc đàm phán, thoả thuận sơ bộ giữa 2 bên gia đình; có thể theo hình thức gặp gỡ đối thoại trực tiếp, hình thức trao đổi qua điện thoại – Nói chuyện trực tuyến 2G. 3G, 4G, 5G.

Đôi uyên ương lập lịch trình cụ thể cho chương trình hôn lễ chính thức; và xúc tiến ký kết hợp đồng với các dịch vụ cưới hỏi – Phân bổ tài chính, cho các khoản chi tiêu theo hợp đồng.

Ghi nhận ý kiến phản hồi, đóng góp, điều chỉnh của các dịch vụ cưới hỏi; theo một thể thống nhất, phối hợp nhịp nhàng các tiến độ công việc; cho những mục tiêu về không gian và  thời gian cụ thể.

Phát hành thiệp mời lễ cưới; trao bản kế hoạch chính thức cuộc hôn lễ cho người chủ trì; và những người điều hành để họ phối hợp thực hiện.

Tối ưu các nghi lễ trong hôn nhân:

Căn cứ vào tình hình dịch bệnh covid-19 nêu trên, và các nghi lễ trong hôn nhân truyền thống ở bên dưới đang vận động theo xu hướng tinh gọn, ít rườm rà; chúng ta có thể tối ưu hoá các nghi lễ hôn nhân trong tình hình hiện nay, như sau:

Phương án 1 (nên khuyến khích):

Lấy giấy chứng nhận đăng ký kết hôn, và tổ chức các nghi lễ cưới trong phạm vi gia đình; (không mời khách ngoài phạm vi gia đình).

Đây là phương án phù hợp nhất trong tình hình phòng chống dịch bệnh covid-19 hiện nay.

Tổ chức lễ cưới theo phương án này, cần tránh quan điểm có đi thì phải có lại: trước đã dự đám cưới của bạn bè, hàng xóm; thì nay phải mời lại, phải đi lại…vv.

Phương án 2 & 3:

Phương án 2: Gộp lễ dạm hỏi vào lễ đính hôn (đám hỏi); gộp lễ cưới của nhà gái và nhà trai vào chung một lễ cưới, tiệc cưới. Nghi lễ tổ chức đơn giản, tối ưu hoá số lượng khách mời theo xu hướng phòng ngừa dịch bệnh cho khách tham dự.

Phương án 3: …vv. Phương án 2 này, sẽ do các bạn tự đề xuất; sao cho phù hợp với 2 gia đình cùng địa phương, khác địa phương; hoặc cách nhau vài trăm km cho đến hơn cả ngàn cây số…vv.

Phần Nghiên cứu, tham khảo cách thức tổ chức nghi lễ trong hôn nhân thời Covid-19, đến đây xin tạm dừng.

Dưới đây, Touted24 sẽ đăng trích dẫn các nghi lễ trong hôn nhân truyền thống; để các bạn tham khảo, nâng cao sự hiểu biết để thực hành thành công.

Nhẫn cưới nam Kim cương Vàng 18K PNJ (chung đôi ) Long Phụng. Nguồn ảnh: PNJ

C. Tham khảo các nghi lễ trong hôn nhân truyền thống.

Lễ cưới của người Việt có nhiều thủ tục gồm:

  • Lễ dạm ngõ (lễ xem mặt hay đám nói).
  • Lễ ăn hỏi (đám hỏi, lễ đính hôn).
  • Lễ rước dâu (thành hôn, lễ cưới, hôn lễ); sau khi đã có giấy kết hôn. Biểu trưng: Lễ Tân Hôn (nhà trai), lễ vu quy (nhà gái).
  • Tiệc cưới
  • Lại mặt.

C1. Tham khảo Tóm lược - Lễ cưới gồm những gì theo phong tục cưới hỏi của người Việt?

Nguồn trích dẫn: https://azwedding.vn/le-cuoi-gom-nhung-gi/

Người viết SEO: Touted24.

1. Lễ dạm ngõ

Lễ dạm ngõ được coi là phần quan trọng nhất của một lễ cưới truyền thống.

Ngày nay, lễ dạm ngõ được biết đến với tên gọi là lễ giáp lời; là buổi gặp trực tiếp giữa hai bên gia đình.

Trong nghi thức cưới này, nhà trai sẽ đến nhà gái để đặt nghi thức cho đôi nam nữ đi lại tự do; cũng như có thời gian tìm hiểu nhau một cách kỹ lưỡng. Người con gái được coi là có nơi có chốn sau lễ dạm ngõ này.

2. Lễ ăn hỏi

Ở phương Đông, gọi là lễ ăn hỏi; còn phương Tây gọi là lễ đính hôn. Đây là nghi lễ chính thức về sự kết giao của hai bên nhà gái, nhà trai.

Nghi lễ ăn hỏi, là sự kiện đánh dấu một bước tiến quan trọng, trong giai đoạn của cặp uyên ương; người con gái được coi là chính thức là vợ chưa cưới của chàng trai.

Ngày xưa, lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước ngày cưới của cô dâu chú rể từ 1 đến 3 tháng.

Ngày nay, lễ ăn hỏi thường được tổ chức trước ngày cưới của các đôi uyên ương; trước 1 tuần hoặc trước 1 ngày. Có khi, nhiều cặp đôi tổ chức ăn hỏi buổi sáng, buổi chiều tổ chức đám cưới.

Nhà trai cần phải chuẩn bị lễ vật để đến lễ hỏi vợ.

Lễ vật trong hỏi vợ của lễ cưới gồm những gì? Tùy mỗi vùng miền lại có sính lễ khác nhau.

Nhưng nhìn chung, sẽ có những lễ vật trong lễ hỏi vợ; mà nhà trai cần chuẩn bị như sau: cau tươi, rượu, bánh phu thê, phong bì tiền; chè (trà), heo quay, trái cây,…

Số mâm quà trong lễ hỏi vợ thường là số chẵn, có nghĩa là có đôi có cặp. Những lễ vật trong ngày lễ ăn hỏi thể hiện lòng biết ơn của người đàn ông (nhà trai); đối với những công ơn dưỡng dục bố mẹ của cô gái.

3. Nghi thức trong lễ cưới

3.1 Lễ xin dâu:

Trước giờ đón dâu, thường là mẹ chú rể cùng với một số người thân trong gia đình; sẽ đem một số lễ vật: cơi trầu, chai rượu để đến nhà gái báo trước giờ đoàn nhà trai đến đón dâu.

Đây cũng là thời gian để nhà gái yên tâm và hoàn tất công việc chuẩn bị đón tiếp nhà trai.

3.2 Lễ rước dâu

Đến nhà gái.

Đoàn rước dâu đến nhà gái: người đi đầu là đại diện nhà trai (người sẽ phát biểu xin dâu); tiếp đến sẽ là bố chú rể. Sau cùng là chú rể và bạn bè. Đoàn rước dâu không cần nhiều người, để đảm bảo mọi việc rước dâu diễn ra gọn nhẹ và thoải mái.

Nhà trai đến nhà gái sẽ được mời trà. Sau một tuần trà, người đại diện nhà trai phát biểu chính thức được xin rước cô dâu về nhà chồng; được các cụ hoặc đại diện bên nhà gái cho phép, cô dâu, chú rể đến trước bàn thờ tổ tiên; thắp nén hương và ra chào bố mẹ. Nhà gái sau đó lên xe hoa đưa dâu về nhà trai dự tiệc cưới.

Đến nhà trai

Đến nhà trai, lễ cưới gồm những gì? Lễ rước dâu chính thức được hoàn tất sau khi nhà trai “đón dâu” về; ra mắt ông bà tổ tiên.

Lễ ra mắt này, chính là nghi thức thắp hương lên bàn thờ tổ tiên của cặp đôi uyên ương. Nghi thức này có ý nghĩa lớn là cô dâu ra mắt ông bà tổ tiên nhà chồng, còn chú rể ra mắt cô dâu; xin phép các cụ chấp thuận cho tình cảm của hai người.

Sau cùng, nhà trai mời nhà gái và tất cả quan khách cùng dự tiệc cưới.

Trên đây là những nghi lễ, nghi thức cũng như lễ vật cần thiết trong ngày cưới. Hy vọng những thông tin này sẽ hữu ích cho các cặp đôi uyên ương, trong việc lên kế hoạch lễ cưới của mình!

Nhẫn cưới Nữ Kim cương Vàng 18K PNJ (chung đôi) Long Phụng. Nguồn ảnh: PNJ

C2. Tham khảo chi tiết - Ba Nghi Lễ Cưới Hỏi Chuẩn Nhất Của Người Việt Nam

1. LỄ CHẠM NGÕ (XEM MẶT, DẠM NGÕ) - Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân

Đây là một lễ, nhằm chính thức hóa quan hệ hôn nhân của hai gia đình.

Theo số liệu xã hội học, tần suất thực hiện lễ chạm ngõ ở xã hội ta hiện nay đang có xu hướng tăng. Như thế, đây là nhu cầu xã hội chứ không phải hành vi hướng cổ; có tính chất chơi trội của một nhóm xã hội nào.

Tuy nhiên, do chưa có sự hiểu biết đầy đủ về lễ này (do người ta ít thực hành nó trong mấy chục năm qua); nên nhận thức của người dân và thực hành của họ về lễ này còn chưa đúng.

Thậm chí, những người làm công tác quản lý xã hội và văn hóa cũng chưa có sự am hiểu sâu sắc về lễ này.

Xưa và nay:

Lễ chạm ngõ ngày nay cũng không theo lối xưa, chỉ là buổi gặp gỡ giữa hai gia đình.

Nhà trai xin đến nhà gái đặt vấn đề chính thức cho đôi nam nữ được tự do đi lại; tiếp tục quá trình tìm hiểu nhau một cách kỹ càng hơn, trước khi đi đến quyết định hôn nhân. Buổi lễ này, không cần vai trò hẹn trước của người mối (kể cả những trường hợp yêu nhau nhờ mai mối), không cần lễ vật rườm rà.

Về bản chất, lễ này chỉ là một ứng xử văn hóa; thông qua đó hai gia đình biết cụ thể về nhau hơn (về gia cảnh, gia phong); từ đó dẫn tới quyết định tiếp tục hay không quan hệ hôn nhân của hai gia đình.

Lễ vật của lễ chạm ngõ theo truyền thống rất đơn giản: chỉ có trầu cau.

Sự cần thiết:

Xét về mặt chức năng: nếu bỏ qua lễ này; mà đi thẳng vào lễ ăn hỏi thì mọi việc sẽ bị cảm thấy đường đột; ngang tắt, không có khởi đầu.

Vì thế, tuy không phải là một lễ quan trọng; nhưng lại là một lễ không thể thiếu trong tiến trình hôn lễ.

Hơn nữa, lễ này không tốn kém (lễ vật chỉ có trầu cau); mà lại biểu thị được bản sắc văn hóa dân tộc (văn hoá trầu cau) – thì việc bỏ qua lễ này là điều không hợp lý.

Đối với lễ này, thường người Việt Nam vẫn tiến hành theo khuôn mẫu cổ truyền (như dưới đây):

Thành phần tham gia:

Nhà trai: Bố, mẹ, chú rể, người mối (nếu có).
Nhà gái: Cả gia đình nhà gái.

Trang phục:

Trai: complet
Gái: áo dài – nếu do điều kiện không có, thì mặc những bộ quần áo đẹp nhất mà mình có.

Phương tiện đi lại:

Ở thành phố: tốt nhất là thuê một chuyến xe con 5 chỗ (vừa đủ 4 người nhà trai đi), hoặc đi xe máy.
Ở nông thôn: nếu xa có thể đi bằng xe máy, nếu gần: đi bộ.

Lễ vật của nhà trai: Trầu cau và chè
Nhưng số lượng phải tính chẵn. (Ví dụ: 2 gói chè, hai chục cau).

Đón tiếp ở nhà gái: Dọn dẹp nhà cửa sạch, đẹp; ăn mặc trang trọng. Khi đoàn khách nhà trai đến, đón chào niềm nở; tiếp khách bằng trà (nếu có trà thơm là tốt nhất).

Khi nhà gái đồng ý nhận lễ vật, mang đặt lên bàn thờ thì cuộc lễ coi như kết thúc. Sau đó hai bên có thể ngồi lại nói chuyện đôi.

2. LỄ ĂN HỎI - Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân

Có thể nói rằng, lễ ăn hỏi là sự thông báo chính thức về sự hứa giá thú của hai gia đình, hai họ. Nó đánh dấu một chuyển đoạn quan trọng trong quan hệ hôn nhân: Cô gái được hỏi đã chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng trai đi hỏi.

Ngày nay, về hình thức lễ này vẫn giữ tên là lễ ăn hỏi; nhưng trên thực tế, thì lễ này bao hàm cả lễ dẫn cưới. (Sự quy giản này, phần nào cho chúng ta thấy tính thích nghi của văn hóa cổ truyền, trong xã hội đương đại).

Chính vì thế, mô hình lễ ăn hỏi ngày nay phải phản ánh được sự thay đổi ấy; nói cách khác, trong các nghi thức ở lễ ăn hỏi ngày nay phải có cả những nghi thức của lễ dẫn cưới.

Mô hình lễ ăn hỏi trong xã hội Việt Nam đương đại như dưới đây:

Về thành phần tham dự

Nhà trai: Đại diện gia đình, họ hàng, chú rể; một số cô gái chưa chồng đội mâm quả hay còn gọi là bê tráp (bây giờ có thể là nam thanh niên); vì các cô sợ “mất duyên”, số người bê tráp là số lẻ, 5 hoặc 7 hoặc 9…

Nhà gái: Bố mẹ, ông bà (nếu còn), anh chị em ruột của cô dâu, cô dâu và một số bạn bè thân cận. Ở nông thôn có thể có một số cô dì chú bác của cô dâu).

Về lễ vật:

1. Cau tươi: 1 buồng
2. Bánh cốm: 200 chiếc
3. Hạt sen: 2 kg
4. Chè: 2 kg
5. Rượu: 2 chai
6. Thuốc lá: 2 tút
7. Bánh su xê (phu thê): 200 hoặc 20
8. Phong bì tiền: 2 chiếc

Đó là những lễ vật tối thiểu theo tục lệ cổ truyền; tất nhiên, chất lượng và số lượng thêm thì tùy thuộc vào năng lực kinh tế của từng gia đình. Tuy nhiên, số lượng nhất thiết phải là 2. Về lễ vật cho lễ này, cần phải tránh xu hướng phục cổ cực đoan; (phục hồi tục thách cưới hay thách cưới trá hình), cũng như một cực đoan khác là: nhà trai không có lễ vật dẫn cưới.

Ý nghĩa của lễ vật dẫn cưới là:

Thể hiện lòng biết ơn của nhà trai đối với công ơn dưỡng dục của cha mẹ cô gái.

Nói theo cách xưa là: nhà trai bỗng dưng được thêm người, còn nhà gái thì ngược lại, “Con gái là con người ta”. Mặt khác, lễ vật cũng biểu thị được sự quý mến, tôn trọng của nhà trai đối với cô dâu tương lai.

Trong một chừng mực nào đó, đồ dẫn cưới cũng thể hiện được thiện ý của nhà trai: xin đóng góp một phần vật chất; để nhà gái giảm bớt chi phí xung quanh hôn sự.

“Tiền mặt”:

Đây là vấn đề đang được tranh cãi nhiều: có ý kiến cho rằng, lễ vật bằng tiền thì quá thô; thậm chí còn có người cho rằng, làm như vậy là xúc phạm đến nhà gái,…

Có người thì lại cho rằng, vấn đề là ở cách đưa tiền: làm thế nào để tiền trở thành một lễ vật; chứ không phải là một phương tiện trao đổi, mua bán như chức năng vốn có của nó.

Nếu số tiền đó, được đổi thành những đồng tiền mới tinh (như tiền mừng tuổi mà ông bà, cha mẹ chúng ta thường làm); và được bao bởi một phong bì đẹp màu đỏ, có in chữ “song hỷ”; thì người nhận lễ sẽ không bị mặc cảm là mình đã nhận tiền theo nghĩa đen nữa.

Rước lễ vật:

Tất cả các lễ vật phải được sắp xếp gọn gàng và thẩm mỹ; được bày vào quả sơn son thếp vàng (hay mâm đồng đánh bóng, phủ vải đỏ). Có như thế mới nhấn mạnh được tính biểu trưng của lễ vật.

Ngày xưa, người đội lễ phải khăn áo chỉnh tề, thắt dây lưng đỏ. Ngày nay, các cô gái đội lễ đã có áo dài đỏ thay thế (trông đẹp hơn); nên không cần phải dùng thắt lưng đỏ nữa.

Dù dùng phương tiện đi lại là: ô tô, xích lô, xe máy, hay đi bộ; thì đoàn ăn hỏi cũng nên dừng lại cách nhà gái khoảng l00m; sắp xếp đội hình, rồi mới đội lễ vào nhà gái. Đây thực sự là một hình thái văn hóa dân tộc.

Những lễ vật dẫn cưới theo phong tục cổ truyền, đều thể hiện được ý nghĩa trên và ngày nay người Việt Nam vẫn tuân thủ.

Trang phục:

Trang phục cho cô dâu (tốt nhất là một bộ áo dài, vừa có thể mặc trong lễ cưới; vừa có thể mặc ở những dịp lễ hội sau này). Nếu kinh tế nhà trai khá giả, có thể sắm cho cô dâu tương lai một trong những đồ trang sức sau: xuyến (lắc tay); vòng, hoa tai… Chú rể thì comple, cà vạt.

Tiếp khách:

Vì đây là một lễ trọng (tức là long trọng), nên nhà gái phải chuẩn bị chu đáo hơn lễ chạm mặt. Tuy nhiên, do nội dung chủ yếu của lễ này là sự bàn bạc cụ thể, chính thức của hai gia đình; về việc chuẩn bị lễ cưới, nên nhà gái không bày tiệc mặn mà chỉ bày tiệc trà. Nghi thức trao nhận lễ vật cũng nên trở thành nghi thức bắt buộc.

Trách nhiệm của cô dâu:

Phải ngồi trong phòng cho đến khi nào chú rể vào đón hoặc cha mẹ gọi mới được ra. Ra mắt tổ tiên bằng cách thắp hương lên bàn thờ (đối với những nhà không theo đạo Thiên chúa). Sau đó cô dâu sẽ cầm ấm trà đi từng bàn để rón nước mời khách.

Nhà gái:

Sau khi nhận lễ rồi đưa lên bàn thờ thắp hương, nhà gái sẽ lấy ra mỗi thứ trong đồ lễ ăn hỏi một ít để “lại quả”. Lưu ý là, đối với cau thì phải xé chứ không được dùng dao để cắt. Khi nhà trai nhận lại tráp để bê về thì phải để ngửa, không được úp tráp lại.

Biếu trầu:

Xưa, sau lễ ăn hỏi, nhà gái dùng các lễ vật nhà trai đã đưa; để chia ra từng gói nhỏ để làm quà biếu cho họ hàng, bè bạn, xóm giềng,… ý nghĩa của tục này là sự loan báo: Cô gái đã có nơi có chỗ.

Ngày nay, lễ ăn hỏi và lễ thành hôn không cách xa nhau nhiều về mặt thời gian; nên trong khi biếu trầu người ta thường kết hợp với đưa thiếp mời đến dự cưới.

Có nhiều người phản đối việc duy trì tục này với lý do là: những quà biếu này không được sử dụng; gây lãng phí, tốn kém cho nhà trai. Tuy nhiên, tục “biếu trầu” chỉ áp dụng đối với họ hàng hay một số bạn bè thân thiết; nếu không thì việc đưa thiếp mời sẽ không có tính biểu trưng.

Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân thời Covid-19
Nguồn ảnh: Touted24

3. LỄ CƯỚI - Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân

Lễ cưới, là đỉnh điểm của cả quy trình tiến tới hôn nhân; là hình thức liên hoan, báo hỉ mừng cô dâu, chú rể; mừng hai gia đình, có ý nghĩa rất thiêng liêng.

Do đó, cả xưa và nay, mọi người đều rất coi trọng. Đây cũng chính là nghi lễ được dư luận xã hội quan tâm nhiều hơn cả. Lễ cưới chỉ được tổ chức sau khi đã được chính quyền cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Thủ tục đăng ký kết hôn rất đơn giản:

Hai người chỉ việc mua 2 mẫu đăng ký tại Uỷ ban Nhân dân phường (xã) (nam 1 tờ và nữ 1 tờ), điền vào mẫu và mỗi người đều phải lấy chứng nhận của phòng tổ chức nơi mình công tác. Nếu chưa đi làm, bạn có thể xin xác nhận của ông tổ trưởng dân phố (xóm). Sau đó, cả hai cùng đến Uỷ ban Nhân dân phường đem theo hộ khẩu và chứng minh để xin đăng ký. Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn sẽ được trao cho hai người sau đó khoảng 10 ngày.

3.Ý nghĩa của lễ cưới:

Trước đây, người ta gọi lễ này là lễ rước dâu. Ngày nay, trong ngôn từ của đời sống thường ngày, người ta gọi lễ này là lễ cưới (dịch theo tiếng Hán là hôn lễ). Điều đó chứng tỏ vị trí rất quan trọng của lễ này trong hệ thống hôn lễ.

Ý nghĩa của lễ cưới, là: Công bố sự thành hôn của đôi trai gái, vì thế lễ này còn gọi là lễ thành hôn.

Trong tâm thức người Việt (từ xưa cho đến ngày nay), thì lễ cưới (chứ không phải tờ hôn thú); có giá trị pháp lý cao nhất. Tuy nhiên, chính ở lễ này nhiều vấn đề xã hội “gay cấn” diễn ra; khen chê của dư luận xã hội đều tập trung vào lễ này.

Vấn đề càng trở nên phức tạp hơn, khi sự khen chê ấy không đồng nhất; thậm chí còn đối lập nhau. Ví dụ: ngày nay một đám cưới theo nghi thức cổ truyền có thể vừa được khen, vừa bị chê. Người khen thì cho rằng, thế mới là đám cưới Việt Nam; thế mới không sợ sự du nhập của văn hoá bên ngoài. Nhưng người chê, thì lại nói rằng: thế là rườm rà, lãng phí và luỵ cổ …

Lễ xin dâu:

Trước giờ đón dâu, mẹ chú rể sẽ cùng một người thân trong gia đình đến nhà gái đem cơi trầu, chai rượu; để báo trước giờ đoàn đón dâu sẽ đến, nhà gái yên tâm chuẩn bị đón tiếp.

Trước đây, do có sự gả bán, cưỡng hôn; nên trong hôn lễ, dễ có sự cố (chú rể hoặc cô dâu vì không đồng ý tổ chức hôn lễ, tự bỏ trốn…); nên lễ này nhằm xác định chính xác lần cuối cùng, thời gian đón dâu hoặc xem lại có sự cố, bất trắc gì không.

Ngày nay, hôn nhân dựa trên cơ sở của tình yêu đối lứa; nên những bất trắc rất hiếm, thời gian đã thống nhất trước thường được đảm bảo.

Rước dâu:

Dù đoàn rước dâu của nhà trai, có đi bằng phương tiện gì đi chăng nữa; thì trước khi vào nhà gái cũng phải “chấn chỉnh đội hình”. Thông thường, đi đầu là đại diện nhà trai (là người khéo ăn, khéo nói, có vị thế xã hội); tiếp đến là bố chú rể, chú rể và bạn bè.

Ở Việt Nam, mẹ chồng không bao giờ đi đón con dâu; thậm chí khi cô dâu về đến nhà chồng, mẹ chồng còn phải trốn một lúc rồi mới ra tiếp khách.

Thời nay, đoàn rước dâu cũng không đông người lắm, chỉ khoảng 20 người; vì đông quá, nhà gái không đủ chỗ tiếp; vả lại còn phải nhường chỗ trên xe ô tô cho nhà gái đưa dâu. Làm như thế, trước hết để đoàn nhà trai tránh được sự lộn xộn; lúng túng trong ứng xử (nếu vào nhà gái mà vẫn không theo thứ tự sắp đặt trước). Nhưng điều quan trọng hơn, là tạo điều kiện để nhà gái không bị động; không bị bất ngờ trong nghênh tiếp.

Tín hiệu nhà gái đón nhà trai:

Trước đây, nhà trai báo hiệu cho nhà gái bằng một tràng pháo; và khi nào, nhà gái đáp lại bằng một tràng pháo khác thì nhà trai mới được vào. Và có một tục khác, là tục chằng dây cũng có tác dụng tương tự; tục này từng bị phê phán là hủ tục nên đã bị bãi bỏ từ lâu.

Trong tình hình mới hiện nay, “hình thức” của tục này vẫn tồn tại, nhưng “nội dung” lành mạnh, nhẹ nhàng; vui vẻ hơn: Nhà gái bố trí vài em nhỏ bụ bẫm, xinh xắn, mặc áo đỏ (hay thắt lưng, nơ đỏ); chăng dây chờ sẵn ở trước nhà gái khoảng độ 20-30m. Khi nhà trai đến, một trong các em nhỏ chạy về báo cho nhà gái biết. Nhà trai chuẩn bị một ít kẹo để phân phát cho lũ trẻ chăng dây này; (khi đã nhận được kẹo bọn chúng sẽ rút dây để đoàn nhà trai đi vào nhà gái). Như vậy, tục chăng dây sẽ trở thành một hình thái văn hóa khác hẳn về chất, so với tục lan nhai ngày xưa. Nó sẽ tô điểm thêm bản sắc văn hoá của người Việt.

Nghi thức tại nhà gái:

Sau khi đã vào nhà gái, nhà trai được mời an tọa. Hai bên giới thiệu nhau, sau một tuần trà; đại diện nhà trai đứng dậy có vài lời với nhà gái, xin chính thức được rước cô dâu về.

Nhà gái đáp từ: Sau khi được “các cụ” cho phép, chú rể mới được vào phòng trong để trao hoa cho cô dâu; và cùng cô dâu đến trước bàn thờ thắp nén hương rồi ra chào bố mẹ, họ hàng hai bên. Cha mẹ cô dâu dặn dò đôi vợ chồng trẻ về cách sống, về tình yêu thương; về đạo lý vợ chồng. Vị đại diện nhà trai đáp lời thay cho chú rể và xin rước dâu lên xe. Nhà gái cùng theo xe hoa về nhà trai dự tiệc cưới.

Nghi thức tại nhà trai:

Trước đây, khi xe hoa (đám rước dâu) về tới cửa, nhà trai đốt pháo mừng. Nay, không có pháo nữa, người ta phải thế vào đó bằng cách khởi nhạc sống hoặc mở băng nhạc để tạo không khí vui vẻ; long trọng để nghênh tiếp cô dâu và nhà gái.

Đầu tiên, cô dâu và chú rể được cha mẹ dẫn đến bàn thờ để thắp hương yết tổ (lễ gia tiên); rồi chào họ hàng bên chồng.

Sau đó là lễ tơ hồng, (ngày nay, lễ tơ hồng không còn là một nghi thức có tính bắt buộc nữa); tùy từng gia đình, lễ này có thể làm, có thể không).

Tiếp theo, cô dâu được dẫn vào phòng cưới, ngồi lên chiếc giường cưới; do một người được nhà trai chọn sẵn (mắn con) trải chiếu.

Tiệc cưới:

Cuối cùng, nhà trai mời nhà gái và tất cả những người tham dự ăn tiệc cưới. Trước kia, tiệc cưới do gia đình người ta thường thuê chỗ và người nấu tiệc.

Sự giãn lược phù hợp cho nhiều gia đình:

Không biết tự bao giờ, nhiều gia đình ở thành phố thường làm “ngược” tiến trình này: Họ không rước dâu về nhà; mà rước thẳng đến phòng cưới (mà thực chất là phòng tiệc nhà hàng).

Sau khi xong việc ở phòng cưới, cô dâu – chú rể mới về nhà chồng; gia đình nề nếp thì có lễ gia tiên, lễ tơ hồng, trải chiếu.

Ngược lại, có một số gia đình cho rằng sẽ phù hợp hơn; khi  bỏ qua các công đoạn này, và coi như đám cưới đã xong!

Về trang phục:

Chú rể: complet, cài hoa trước ngực.
Cô dâu: áo cô dâu theo mốt châu Âu, màu trắng hoặc màu kem.

Về biểu trưng:

Khoảng gần trăm năm qua, dân ta cũng đã cố gắng suy nghĩ – sáng tạo ra nhiều biểu trưng khác nhau; cho lễ cưới (như đôi chim bồ câu, đèn lồng, trái tim, chữ lồng, mặt hai người hôn nhau,…); nhưng không thể thay thế được biểu trưng của chữ song hỷ – Sở dĩ như vậy, là do chúng vừa thiếu tính thẩm mỹ, vừa thiếu tính thông tin (hiểu theo nghĩa ký hiệu học).

Cho đến nay, và có lẽ mãi mãi, biểu trưng song hỷ vẫn là biểu trưng của đám cưới. Khi người không hiểu chữ Hán, nhìn vào chữ này cũng hiểu và cảm nhận được ngay: đám cưới. Cũng phải khẳng định thêm rằng: chữ song hỷ đã được đúc kết từ hàng ngàn năm; nó đã đạt đến độ hoàn thiện (cả về ý nghĩa xã hội lẫn tính hoàn mỹ).

Ở đây, cũng nên phê phán quan điểm dân tộc hẹp hòi, cho rằng chữ này là của Tàu; ta phải có biểu trưng của ta, riêng biệt, độc nhất. (Cái gì được du nhập từ bên ngoài, nhưng đã bắt rễ và sống ở ta thì cái đó đã trở thành truyền thống của ta rồi).

Về đồ mừng cưới:

Xưa, các cụ ta có tục mừng đỡ; nay, người đến dự đám cưới tặng đôi vợ chồng trẻ cái gì đó cũng là điều hiển nhiên.

Vấn đề nổi cộm của việc mừng cưới hiện nay là: Cấp dưới nịnh, hối lộ cấp trên thông qua phong bì mừng cưới. Tuy nhiên, số đám cưới của các con quan này không phải là nhiều; vì thế đây không phải là vấn đề của văn hóa, (những hành vi kiểu này chỉ là nhất thời; nó sẽ biến đi theo sự thay đổi thời cuộc).

Vấn đề đáng quan tâm hơn, về phương diện văn hóa (xây dựng nếp sống); ở đây là: Tặng quà cưới thế nào, để người tặng và người nhận đều giữ được lễ? Quà cưới và tặng quà cưới cần phải bảo đảm được những nguyên tắc dưới đây:

Trang trọng:

Muốn vậy, quà phải được bọc giấy điều, dù là tiền cũng phải được bọc trong phong bì đẹp.

Trong đám cưới, cần có ban lễ tân (thường là người thân) đứng ra nhận quà mừng; hướng dẫn khách và đỡ gói quà cho khách (nếu cồng kềnh) vào nơi qui định.

Cần tránh việc cô dâu – chú rể, vừa đi chào mọi người vừa thu tiền mừng (trông không được đẹp mắt lắm).

Nếu không biết được “nhu cầu sở thích” của cô dâu – chú rể, thì không nên mua đồ; mà nên mừng bằng tiền, số tiền cũng theo “mặt bằng” chung.

Ban tổ chức đám cưới cũng nên lưu ý một vấn đề khác, tế nhị hơn; là: phải tạo điều kiện để những người không có tiền mừng (ví dụ tầng lớp sinh viên chẳng hạn); vẫn đến mừng đám cưới được.

Nhiều gia đình đã “xử lý” tình huống này rất hay, theo cách: ngoài tiệc mặn, có thêm tiệc trà. Tiệc trà, không có tiền mừng nhưng người tham dự không bị áy náy như ở tiệc mặn.

Về tiệc cưới:

Ngày nay, khi nền kinh tế đã tăng trưởng, các gia đình đã có những tích lũy nhất định; thì việc cưới to hay nhỏ (nhiều mâm hay ít mâm), không còn là vấn đề phải bàn cãi nữa.

Đặc biệt là ở nông thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã, họ hàng đang còn mạnh; thì tiệc cưới là một dịp tốt để củng cố tính cộng đồng ấy.

Vấn đề cần bàn ở đây chỉ là tiệc cưới ở thành phố. Ở thành phố, người ta thường kết hợp tiệc cưới với lễ thành hôn; cho nên, nhiều khi cái “tục” của sự ăn lấn át mất cái “thiêng” của lễ cưới – Người ta đến ăn, ngồi cùng bàn ăn là những người không quen biết, ăn sao cho đúng giờ; khi cô dâu – chú rể đến, thì rút phong bì ra trao cho họ, khiến người ta cảm thấy như là sự trả tiền cho bữa ăn.

Chụp hình ngoài trời:

Ở một số thành phố lớn, cô dâu và chú rể thường đến một số địa điểm đẹp ngoài trời; để chụp ảnh làm kỷ niệm.

Cảnh đẹp sẽ tôn thêm vẻ đẹp của dâu và chú rể, cùng những ước mong về một cuộc sống tươi đẹp và ngập tràn hạnh phúc.

Với cách chụp hình ngoài trời, cô dâu và chú rể sẽ lưu lại được những bức ảnh có giá trị; cùng với phong cảnh tự nhiên. Phong trào này hiện nay rất phổ biến, được nhiều người ở thành phố áp dụng. Đây cũng là một cơ hội, để bà con họ hàng của cô dâu và chú rể; được tận mắt trông thấy những cảnh đẹp và bộ mặt thay đổi của thành phố; đặc biệt là đối với những người không có nhiều điều kiện “ra tỉnh”.

Chắc có nhiều bạn sẽ thắc mắc tại sao không thấy lễ trao nhẫn của cô dâu chú rể, xin thưa rằng đây là một lễ được du nhập vào nước ta từ phương tây chứ không thuần việt. Tuy nhiên nếu các bạn vẫn muốn mang đôi nhẫn cưới, chứng giám cho tình yêu vĩnh cửu của đôi lứa, hãy để Huy Thanh chọn cho bạn cặp nhẫn cưới ưng ý nhất nhé!

Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân:
Lắc tay cưới Vàng 24K PNJ Sắc Hoa Xuân . Nguồn ảnh: PNJ

Sính lễ ăn hỏi miền Nam gồm những gì? Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân

  • Nguồn trích dẫn: https://cuoihoingoclinh.com/le-an-hoi-mien-nam/
  • Người viết SEO: Touted24.

Tráp trầu cau – Quan trọng trong lễ ăn hỏi miền Nam.

Chắc chắn rồi, trong lễ ăn hỏi miền Nam, thì không thể thiếu tráp trầu cau. Bởi vì trầu cau thể hiện sự lịch sự, tôn trọng nghi lễ truyền thống của nhà trai.

Điều này, sẽ giúp nhà trai dễ dàng “mở lời” khi sang nhà gái bàn chuyện đám cưới. Không những thế, hình ảnh miếng trầu đỏ tươi còn thể hiện cho tình cảm sắt son; chung thủy, bền vững của hai vợ chồng.

Lưu ý: Trầu cau phải được để nguyên buồng, tươi xanh, không bầm dập; đựng trong tráp gỗ sơn son thếp và đặt trên mâm đồng lịch sự, sang trọng.

Tráp bánh xu xê - Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân:

Bánh xu xê tượng trưng cho trời – đất, âm – dương, là sự hài hòa, đồng lòng của vợ chồng trong mọi việc.

Người xưa có câu “thuận vợ thuận chồng tát biển đông cũng cạn”, ý muốn là đề cao sự kết hợp ăn ý; trong mọi việc như bánh xu xê cũng có đôi có cặp. Vì thế mà bánh xu xê thường được xuất hiện trong các sính lễ ăn hỏi miền Nam.

Bánh xu xê thường được gói bằng lá dứa – đặc trưng của địa phương miền Nam.

Tráp trà, nến, rượu

Nhắc tới lễ ăn hỏi miền Nam, thì không thể không nhắc đến các lễ vật trà, nến và rượu.

Các lễ vật này được dâng lên bàn thờ gia tiên, với ý nghĩa báo cáo chuyện đại sự trong nhà; với các bậc liền trên, và cầu xin phúc lộc cho con cháu.

Cặp nến được khắc long phụng sum vầy, để thắp hương trên bàn thờ của nhà gái.

Tráp hoa quả - Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân:

Điều đặc biệt của lễ ăn hỏi miền Nam, là không thể thiếu mâm hoa quả.

Bên trong tráp hoa quả, thường có các loại quả: táo, nho, mãng cầu, đu đủ, xoài,…

Hoa quả tươi ngon, tượng trưng cho cuộc sống hôn nhân luôn tươi mới, ngọt ngào và hạnh phúc.

Tráp xôi gấc

Một trong những nét đặc trưng, trong sính lễ ăn hỏi ở miền Nam là xôi gấc.

Xôi mang ý nghĩa là no ấm đủ đầy của cuộc sống.

Màu đỏ của xôi gấc, là lời chúc phúc cho hạnh phúc của lứa đôi; và là dấu hiệu báo tin vui của đám cưới.

Tráp heo quay

Heo là vật nuôi, gắn bó với cuộc sống của con người. Vì thế, trong các nghi lễ ăn hỏi của người miền Nam; có sự xuất hiện của mâm heo quay sẽ gọi sự sung túc, làm ăn tấn tới.

Bên cạnh đó, một số gia đình nhà trai, còn chuẩn bị tráp quần áo; để mẹ chú rể trao cho cô dâu, như thể hiện sự quan tâm, yêu thương với con dâu tương lai của mình.

Tuy có một số điểm, khác với phong tục ăn hỏi của người miền Bắc. Nhưng lễ ăn hỏi miền Nam, ngày nay, được mọi người chuẩn bị rất đầy đủ và chu đáo; với những mâm lễ trang trí đẹp mắt, ý nghĩa.

Trang sức cho lễ đính hôn (đám hỏi) và đám cưới truyền thống
Kiềng cưới vàng 24K PNJ. Nguồn ảnh: PNJ

Tráp lễ cần phải có trong lễ ăn hỏi miền Trung - Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân

  • Nguồn trích dẫn: https://cuoihoingoclinh.com/le-an-hoi-mien-trung/
  • Người viết SEO: Touted24

Người miền Trung, rất trọng tình nghĩa, không câu nệ vật chất. Vì vậy, mà lễ vật trong lễ ăn hỏi miền trung; không quá cầu kỳ về hình thức mà rất đơn giản. Tuy nhiên, 5 tráp lễ bắt buộc cần có bao gồm như dưới đây:

Mâm trầu cau

Đây là mâm lễ bắt buộc, không thể thiếu trong lễ ăn hỏi của người miền Trung.

Trầu cau được chọn phải tươi, đồng đều nhau và được xếp nguyên buồng đặt ở trong tráp. Ngoài ra đây còn là biểu tượng cho hạnh phúc, sự gắn kết keo sơn giữa vợ và chồng.

Điều đặc biệt hơn, đó là trong mâm lễ ăn hỏi của người Huế, sẽ có thêm gừng và muối. Thể hiện cho lời hứa một lòng chung thủy, luôn hướng về nhau.

Mâm bánh phu thê - Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân:

Ngay từ cái tên gọi, chúng ta đã thấy được ý nghĩa của mâm bánh này; tượng trưng cho sự chung thủy, bền chặt của cô dâu và chú rể. Bánh phu thê sẽ được xếp thành từng cặp và đặt trong tráp.

Mâm chè, rượu, thuốc

Mâm lễ chè, rượu, thuốc; là sính lễ cơ bản nhất ở trong lễ ăn hỏi miền trung. Thể hiện sự tôn trọng của bên nhà trai đối với bên nhà gái. Những sính lễ này sẽ được dâng lên trên bàn thờ gia tiên của nhà gái.

Đôi nến tơ hồng

Ở lễ ăn hỏi miền Bắc, và miền Nam; thì không cần có cặp nến tơ hồng. Nhưng đối với miền Trung thì đây là lễ vật rất quan trọng. Cặp nến tượng trưng cho tình yêu của cô dâu và chú rể, luôn mãnh liệt và bùng cháy. Bên cạnh đó, cặp nến sẽ được thắp lên trên bàn thờ gia tiên họ nhà gái.

Các lễ vật ăn hỏi khác - Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân:

Tùy thuộc vào điều kiện gia đình của nhà trai, mà các lễ vật chuẩn bị sẽ khác nhau. Mâm lễ này có thể là heo sữa quay, tráp chả nem, xôi, bánh hay hoa quả,…

Tham khảo tổ chức nghi lễ trong hôn nhân thời Covid-19
Bông tai cưới Vàng 22K PNJ Nhịp Khúc Tình Xuân. Nguồn ảnh: PNJ

Tham khảo:

Hits: 5

Table of Contents

Posted in Trang sức cho lễ đính hôn (đám hỏi) và đám cưới and tagged , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , , .

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *